► THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN MỞ PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TỪ THỨ 2 ĐẾN CHỦ NHẬT HÀNG TUẦN

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc

Đăng ngày 26/04/2018
Lượt xem: 3241
100%
Hưng Yên xưa là thủ phủ của trấn Sơn Nam xưa, nổi tiếng chỉ đứng sau Kinh Kỳ. Đây là mảnh đất “địa linh nhân kiệt” đã sinh ra nhiều danh nhân nổi tiếng làm rạng danh quê hương, đất nước như: Tướng quân Phạm Ngũ Lão, Đại danh y Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác, nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, nhà văn Vũ Trọng Phụng, họa sĩ Tô Ngọc Vân, nhà cách mạng Tô Hiệu.... Và nơi đây cũng là quê hương của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Nhà lãnh đạo, chiến sĩ cộng sản kiên định sáng tạo, một nhân cách lớn suốt đời chiến đấu vì mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân, Người đã đưa con thuyền cách mạng Việt Nam tiến ra biển lớn, thoát khỏi thời kỳ khủng hoảng kinh tế - xã hội.
 

Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh 

Đồng chí Nguyễn Văn Linh tên thật là Nguyễn Văn Cúc (còn gọi là Mười Cúc) sinh ngày 01 tháng 7 năm 1915. Quê ở làng Yên Phú, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Thời niên thiếu, đồng chí Nguyễn Văn Linh phải chịu đựng nhiều nỗi bất hạnh: 5 tuổi đã mồ côi mẹ, 11 tuổi thân phụ qua đời. Từ đó Nguyễn Văn Cúc sống nhờ vào sự đùm bọc của người chú ruột là Nguyễn Văn Hùng - một người có học thức, làm ở Sở dây thép Hải Phòng. Với lòng yêu nước nồng nàn, đồng chí đã sớm giác ngộ và tham gia các tổ chức cách mạng của Đảng.

Năm 1929, đồng chí tham gia Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Ngày 1/5/1930, tham gia rải truyền đơn chống thực dân Pháp, bị địch bắt, kết án tù chung thân và đày đi Côn Đảo khi mới 15 tuổi. Năm 1936, do thắng lợi của Mặt trận Bình dân Pháp, chính quyền thực dân Pháp phải trả tự do cho đồng chí. Sau đó, Nguyễn Văn Linh được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và được phân công đi vận động công nhân lao động ở Hà Nội, rồi về Hải Phòng hoạt động. Tại đây đồng chí đã xây dựng cơ sở cách mạng trong công nhân và nhiều tầng lớp nhân dân khác; gây dựng cơ sở đảng và thành lập Ban Chấp hành lâm thời Thành uỷ Hải Phòng.

Năm 1939, đồng chí được điều động vào công tác ở Sài Gòn, tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố. Cuối năm 1939, được phân công vào Trung Kỳ bắt liên lạc với các cơ sở đảng còn lại ở các tỉnh để lập lại Xứ uỷ Trung Kỳ.

Đầu năm 1941, đồng chí bị địch bắt ở Vinh, kết án 5 năm tù và đày ra Côn Đảo lần thứ hai. Năm 1945, cách mạng Tháng Tám thành công, đồng chí được đón về Nam bộ hoạt động ở miền Tây, sau trực tiếp tham gia lãnh đạo cuộc kháng chiến ngay trong lòng thành phố Sài Gòn - Chợ lớn với các cương vị Bí thư Thành uỷ, Bí thư Đặc khu uỷ. Trên cương vị là người lãnh đạo cao nhất phong trào cách mạng ở Sài Gòn - Chợ Lớn, đồng chí đã chỉ đạo, tổ chức xây dựng, phát triển các cơ sở đảng, các tổ chức quần chúng, các đoàn thể cứu quốc, mở rộng mặt trận, củng cố và phát triển lực lượng vũ trang, chiến tranh du kích, chống địch càn quét, củng cố căn cứ địa cách mạng tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi.

Trong những năm 1957 - 1959, cách mạng miền Nam đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách. Với Luật 10/59, đế quốc Mỹ và tay sai đã thi hành chính sách đàn áp tàn bạo, các lực lượng cách mạng ở miền Nam bị tổn thất nặng nề. Vào thời điểm gay go, ác liệt này, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với trách nhiệm là Bí thư Trung ương Cục miền Nam, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã chủ trì và cùng các đồng chí khác lãnh đạo phong trào cách mạng miền Nam để lại những dấu ấn lịch sử.

Cùng với thắng lợi của phong trào "Đồng khởi", đồng chí đã cùng tập thể lãnh đạo thực hiện chủ trương của Đảng thành lập Đảng Nhân dân cách mạng miền Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Bộ Chỉ huy các lực lượng vũ trang miền Nam. Đây là những nhân tố có ý nghĩa quyết định trực tiếp đối với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng miền Nam sau Đồng Khởi.

Bám trụ ở miền Nam, đương đầu với các chiến lược "chiến tranh đặc biệt", "chiến tranh cục bộ", "Việt Nam hoá chiến tranh" của đế quốc Mỹ và chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Trên cương vị của mình, đồng chí đã cùng Đảng bộ miền Nam kiên cường, sát cánh cùng đồng bào, chiến sĩ, vừa chiến đấu, vừa kiên trì xây dựng lực lượng, phát triển phong trào cách mạng ở cả 3 vùng chiến lược: rừng núi, nông thôn, đô thị bằng 3 mũi giáp công: chính trị, quân sự, binh vận; thể hiện năng lực lãnh đạo và tài năng tổ chức chỉ đạo thực tiễn đúng đắn, sáng tạo, từng bước đưa đường lối và quyết tâm của Đảng về cách mạng miền Nam thành hiện thực. Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thuộc về toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, trong đó có công lao to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh.

Tháng 12-1986, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng - Đại hội mở đầu thời kỳ đổi mới, đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đảm nhiệm cương vị Tổng Bí thư vào thời điểm bước ngoặt của đất nước, khởi đầu thời kỳ đổi mới, khi tuổi đã ngoài 70, đồng chí Nguyễn Văn Linh để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử đất nước - một nhà lãnh đạo sáng suốt, khách quan và đổi mới. Trước những khó khăn, trì trệ của đất nước, đồng chí luôn trăn trở, tìm cách tháo gỡ những khó khăn, bế tắc trong sản xuất và trong đời sống xã hội, lắng nghe ý kiến của đồng bào, đồng chí, chú ý nghiên cứu tìm tòi những nhân tố mới từ cơ sở để đúc kết, xây dựng thành những cơ chế, phương pháp quản lý mới góp phần quan trọng, hiệu quả vào việc hoạch định đường lối chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước. Trên cương vị là người lãnh đạo cao nhất của Đảng trong nhiệm kỳ đầu đổi mới, đồng chí luôn chủ trương tiến hành đổi mới, đổi mới có nguyên tắc, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa với hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp; phát huy dân chủ, đồng thời giữ vững kỷ luật, kỷ cương; không chấp nhận "đa nguyên, đa đảng"; phải kiên quyết chống tệ tham nhũng, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Đồng chí sớm nhìn thấy bệnh tham nhũng, lãng phí, quan liêu có thể trở thành nguy cơ đe doạ sự ổn định của xã hội, của chế độ.

Bằng một loạt bài viết trong mục "Những việc cần làm ngay", đăng trên báo Nhân Dân, ký tên N.V.L, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã tạo ra một luồng sinh khí mới trong xã hội: Dân chủ, công khai, nói thẳng, nói thật, lời nói đi đôi với việc làm, đấu tranh chống tiêu cực, làm trong sạch bộ máy các cơ quan Đảng, Nhà nước.

Trải qua hai lần bị giam cầm trong ngục tù đế quốc với thời gian 10 năm, dù bị kẻ thù tra tấn dã man, đồng chí vẫn một mực kiên trung, giữ vững khí tiết của người cộng sản. Ba mươi năm ở trên tuyến đầu ác liệt của hai cuộc kháng chiến cứu nước, phụ trách một địa bàn trọng điểm là sào huyệt đầu não của kẻ thù; mưa bom, bão đạn, gian khổ, thiếu thốn, cũng không lay chuyển được ý chí và quyết tâm giành độc lập, thống nhất Tổ quốc của đồng chí. Đồng chí là tấm gương sáng về phẩm chất của người cộng sản Việt Nam "tận trung với nước, tận hiếu với dân", "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư", trung thực, khiêm tốn, giản dị.

Trên cương vị là người lãnh đạo cao nhất của Đảng, đồng chí đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Trong chỉ đạo chiến lược, đồng chí nghiêm túc chấp hành những nguyên tắc của Đảng, đồng thời luôn nhạy bén, điều chỉnh trong chỉ đạo cụ thể để phù hợp với diễn biến tình hình thực tế. Một nét đặc sắc trong phong cách lãnh đạo của đồng chí là bình tĩnh, dân chủ, sâu sát, quyết đoán, giải quyết công việc hợp lý, hợp tình, vừa có lý luận, vừa có thực tế và trên cơ sở tổng kết thực tiễn để không ngừng hoàn thiện chủ trương, đường lối đã vạch ra. Ý thức tổ chức kỷ luật cao, sẵn sàng chấp hành mọi sự phân công của Đảng.

Qua hơn 30 năm đổi mới, sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta đã giành được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Thành tựu đó khẳng định: đường lối đổi mới do Đảng ta lãnh đạo là phù hợp với quy luật khách quan của lịch sử và nguyện vọng thiết tha của nhân dân, trong đó có đóng góp, quan trọng của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh.

Ôn lại cuộc đời, sự nghiệp, công lao và những cống hiến to lớn của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, chúng ta trân trọng tự hào và biết ơn người cộng sản kiên trung, bất khuất, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong thời điểm hiện nay, chúng ta học tập ở đồng chí Nguyễn Văn Linh, đó là tấm gương của một người cộng sản trước khó khăn không lùi bước, trước kẻ thù không khuất phục, dũng cảm vượt qua mọi thử thách. Đồng thời chúng ta học tập và noi gương đồng chí ở tác phong làm việc tỉ mỉ, cụ thể, dân chủ, chú trọng tổng kết thực tiễn; phẩm chất đạo đức trung thực, thẳng thắn, ghét thói phô trương, hình thức. Noi gương đồng chí Nguyễn Văn Linh, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta quyết tâm tiếp tục thực hiện tốt Cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước để xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.

Vũ Thị Hậu

 
 

Tin liên quan

Đồng chí Tô Hiệu với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam(26/12/2024})

Nhạc sĩ Mai Văn Chung (1914 - 1984)(26/12/2024})

Nguyễn Thiện Kế (1849 - 1937)(26/12/2024})

Đồng chí Lê Văn Lương với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc(26/12/2024})

Tô Hiệu (1912 - 1944)(26/12/2024})

Lê Văn Lương (1912 - 1995)(26/12/2024})

Phạm Huy Thông (1916-1988)(26/12/2024})

Nhà văn Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939)(26/12/2024})

Đền thờ Bà Hoàng Thị Loan - Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Vân Nội (Hưng Yên)(26/12/2024})

Dấu ấn chuyến đi sứ sang nhà Thanh của Tiến sĩ Đặng Văn Khải(26/12/2024})

Hoàng Hoa Thám, bậc thầy về chiến tranh du kích chưa từng qua một trường lớp quân sự nào(26/12/2024})

Cháo cá chợ Gò(26/12/2024})

Đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và khánh thành tu bổ, tôn tạo Đền thờ danh nhân Hoàng Hoa Thám(26/12/2024})

Thăm Đa Hòa chính từ - nhớ một tình yêu bất tử(26/12/2024})

Trung tướng Nguyễn Bình – người con ưu tú của quê hương Giai Phạm(26/12/2024})

Đồng chí Nguyễn Văn Linh - Tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng(26/12/2024})

Ẩm thực xứ Nhãn trong lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến(26/12/2024})

Khám phá nét độc đáo của làng cổ Thanh Cù(26/12/2024})

Dâng hương tưởng niệm 227 năm ngày mất Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác(26/12/2024})

Dâng hương tưởng niệm 743 năm ngày Tướng quân Phạm Ngũ Lão ra quân đánh giặc giữ nước(26/12/2024})

Tin mới

Thư mục toàn văn chuyên đề "Một số tướng lĩnh tiêu biểu người Hưng Yên"(26/12/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí tuần 02 tháng 12 năm 2024(23/12/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí tuần 3 tháng 12 năm 2024(23/12/2024)

Giới thiệu sách chuyên đề kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024)(20/12/2024)

Giới thiệu sách chuyên đề kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (01/01/1914 - 01/01/2024)(16/12/2024)

Giới thiệu sách kỷ niệm 300 năm ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác(11/12/2024)

Hội thảo: Xây dựng, củng cố, phát triển hệ thống thư viện, tủ sách góp phần xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh Hưng Yên(10/12/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí tuần 01 tháng 12 năm 2024(09/12/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí tuần 5 tháng 11 năm 2024(02/12/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí tuần 4 tháng 11 năm 2024(25/11/2024)

17 °C
Đánh giá của bạn về Trang thông tin điện tử Thư viện tỉnh Hưng Yên
5 người đã bình chọn
người đang online