► THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN MỞ PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TỪ THỨ 2 ĐẾN CHỦ NHẬT HÀNG TUẦN

Dấu ấn chuyến đi sứ sang nhà Thanh của Tiến sĩ Đặng Văn Khải

Đăng ngày 02/03/2020
Lượt xem: 2914
100%

Ông Đặng Văn Khải (1794 – 1831), người làng Cự Đà, xã Lộng Đình, tổng Đại Từ, huyện Văn Giang, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc (nay là thôn Cự Đình, xã Việt Hưng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên), thuộc đời thứ 9 của dòng họ khoa bảng họ Đặng thôn Cự Đình[1]. Khoa thi Hội năm Bính Tuất niên hiệu Minh Mệnh thứ 7(1826), Đặng Văn Khải đỗ Tiến sĩ (Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân). Sau lễ vinh quy bái tổ, ông được Vua bổ chức Hàn lâm viện Biên tu[2]. Ông là người để lại dấu ấn trong lần làm phó sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc) năm Mậu Tí (1828) nhưng cũng sau chuyến đi này ông bị cách chức. Tại sao lại như vậy?

 
Văn bia đề danh Tiến sĩ khoa thi Hội năm Bính Tuất niên hiệu Minh Mệnh năm thứ 7 (1826), trong đó có ghi “Đặng Văn Khải, Cử nhân, Hội nguyên, người xã Lộng Đình, huyện Văn Giang, phủ Thuận An, trấn Bắc Ninh, sinh năm Giáp Dần, thi đỗ năm 33 tuổi”, nguồn: hannom.org.vn

Việc Đặng Văn Khải được cử đi sứ sang Trung Quốc vào tháng 11 năm Mậu Tí tức năm Minh Mệnh thứ 9 (1828) được sách Đại Nam thực lục chép: Sai sứ sang nước Thanh (nộp hai lễ cống năm Đinh hợi và năm Kỷ sửu). Lấy Hiệp trấn Hưng Hoá là Nguyễn Trọng Vũ làm Hữu Thị lang Công bộ sung chức Chánh sứ, Lang trung Lại bộ là Nguyễn Đình Tân làm Thiếu thiêm sự Thiêm sự phủ, Viên ngoại lang Lễ bộ là Đặng Văn Khải làm Thái thường tự Thiếu khanh sung Giáp phó sứ và Ất phó sứ. Chuẩn định rằng ngày sứ bộ đến Bắc Thành, phàm mọi sự cung ứng thì chi tiền công 100 quan, do phủ Hoài Đức sung biện, không bắt dân chịu. Ghi làm lệ [3].

Theo Tạp chí điện tử Văn hiến Việt Nam, trong lần làm phó sứ đi Trung Quốc (1828), với năng khiếu thơ ca, ông Đặng Văn Khải dâng thơ chúc thọ vua nước sở tại, được ban thưởng tơ, đoạn, bút nghiên. Hành trình đi sứ được tiến sĩ Đặng Văn Khải ghi chép trong ba tập thơ: Hoa trình lược ký, Dương hành thi tậpThận Đình anh ngữ. Nơi cửa biển Vị Nê, thuộc tỉnh Bình Thuận trong thơ, được Thám hoa Phan Thúc Trực sử dụng làm tư liệu địa chí trong sách Quốc sử di biên. 

 
Bản tấu ngày 6 tháng 2 năm Minh Mệnh 11 (1830) cuả quan Đặng Văn Khải, Khâm phái sứ bộ sang nước Thanh công vụ về việc tìm mua các loại ngọc quý, nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Châu bản triều Nguyễn.

Châu bản triều Minh Mệnh còn lưu bản Tấu ngày 6 tháng 2 năm Minh Mệnh 11 (1830) của quan Khâm phái trong sứ bộ sang nước Thanh công vụ Đặng Văn Khải về việc chế tạo châu ngọc theo hình mẫu đem về Kinh: Các quan Khâm phái trong sứ bộ sang nước Thanh công vụ Đặng Văn Khải, Nguyễn Trọng Vũ tâu: Ngày 30 tháng 12 năm Minh Mệnh 9 nhận được chiếu hội của Bộ Lễ bàn xét về việc đem các loại ngọc bích, ngọc khuê xanh, khuê vàng, bạch ngọc theo khuôn mẫu chế tạo thành các dạng. Tuân chỉ phát giao nhận lĩnh làm và nguyên đem các loại ngọc trên chế theo khuôn mẫu. Trong đó ngọc bích xanh 1, hoàng tông 1, hoàng khuê 1, thanh khuê 1, bạch ngọc khuê 3. Tất cả 7 chiếc đó loại nào là sản phẩm ngọc có đủ độ cao dày, dài rộng thì xuất ra. Lần này đi qua các tỉnh hoặc đến Bắc Kinh tùy theo địa phương để ý xem xét tìm kiếm loại ngọc quý không tì vết mới có thể dùng. Lại như đến kỳ về bằng đường thủy nên đem loại ngọc thương hạng chuyển về, kịp thượng tuần tháng 2 tới Kinh để chuẩn bị làm lễ. Chúng thần đã hội đồng bàn bạc thực hiện. Thiết nghĩ ngọc vốn là loại quý, thể chất vuông dày, to dài ắt theo đúng nguyên hình mẫu chế tạo sợ khó được. Xin đến nước Thanh tìm mua, ví có loại ngọc nào có thể theo hình mẫu chế tạo được, chúng thần không dám để phí. Nếu không thì dùng ngọc thạch hoặc dự liệu làm cốt được mười phân vẹn toàn. Như đến ngày hẹn khai quan theo lệ dâng nạp, nước đó thường lấy hạn cuối tháng. Theo quy định vào tuần khắc tháng Giêng quay về. Các khoản bàn nghĩ đã đem phúc trình bộ và bộ đã soạn lục đầu bài cùng đem nguyên tập tư của chúng thần tâu lên chờ chỉ. Vâng được châu phê: Các khoản đã xin về lý không có phương hại gì. Chúng thần cung kính nghe các lời chỉ ngày đêm hết lòng thực hiện. Qua các tỉnh Ngô Châu, Quế Lâm, Vũ Xương, sức cho các viên tùy hành phỏng theo phương thức chế tạo các đồ bằng ngọc. Trừ từ Yên Kinh đến tỉnh Quế Lâm, mọi công việc cần làm trên đường đi, đều có dâng sớ về sẽ do tỉnh ấy chuyển trước. Vậy dám xin soạn sớ văn tâu về[4].

Theo ghi chép của Quốc sử quán trong Đại Nam thực lục thì: Khi sắp đi, vua dụ rằng: “Ngày đến Yên Kinh nên nói với Lễ bộ nước Thanh rằng nước ta vốn ít nhân sâm, xin cứ chiếu lệ các vật hạng thưởng cấp thì chiết giá mà cấp thay cho bằng nhân sâm Quan Đông, cũng là mua các thứ ngọc thương bích, hoàng tông, hoàng khuê, thanh khuê, khi về phải đi gấp để kịp ngày tế Giao”. Bọn Vũ đến Yên Kinh, nói với bộ Lễ lại nói là: vì sự hiếu dưỡng cần phải dùng nhân sâm, làm hại quốc thể, còn những đồ ngọc mua về đều là đồ pha lê cả, mà khi về lại chậm không kịp việc.[5]

Vì vậy, ông Đặng Văn Khải cùng với những người trong Sứ bộ đi nước Thanh lần đó là Nguyễn Trọng Vũ, Nguyễn Đình Tân đều bị cách chức.

Ngay sau đó, ông Đặng Văn Khải được cử đi Lữ Tống (Philippin) chuộc tội nhưng do thời tiết không thuận lợi nên Vua đổi phái đi về phía nam đến Giang Lưu Ba (Indonesia): Sai bọn quyền lĩnh Vệ uý Tả thuỷ là Đoàn Dũ, Tu soạn Nội các là Đào Trí Phú đi thuyền lớn Uy phượng đến đất Lữ Tống làm việc công. Vừa gặp quá mùa gió ngược không tiện đi thuyền về phía đông, vua đổi phái đi về phía nam đến Giang Lưu Ba (Gia-các-ta). Bọn quan bị cách là Đặng Văn Khải, Nguyễn Đình Tân theo thuyền ra sức [6].

Năm Tân Mão, tức Minh Mệnh năm thứ 12 (1831), Đặng Văn Khải được truy thụ Viên ngoại lang Bộ Lễ: Khởi phục cho mấy viên bị cách là Nguyễn Trọng Vũ làm Vũ khố Tư vụ, Nguyễn Đình Tân là Nội vụ phủ Tư vụ, Đặng Văn Khải được truy thụ Lễ bộ Viên ngoại lang (Bọn Nguyễn Trọng Vũ trước vì việc đi sứ bị lỗi phải cách chức. Tân và Khải được phái theo thuyền đi biển để làm việc chuộc tội, Khải chết ở dọc đường)[7].

Về sự việc này, theo Tạp chí điện tử Văn hiến Việt Nam: đang thực thi nhiệm vụ, ông bị bệnh, mất ngày 18 tháng 2 năm Tân Mão (1831), được nước sở tại hỏa thiêu, mang tro cốt về an táng tại quê nhà. Khi tro cốt về đến kinh đô, ông được Vua truy phong chức Viên ngoại lang Bộ Lễ.[8]

Ngày tế ông về với tổ tiên, Tuần phủ phủ Định Tường Tô Ngọc Giang có câu đối viếng:

“Sinh tại khoa danh sinh bất thiểm

Tử ư quốc sự tử do vinh”

Dịch nghĩa:

“Sống vì khoa danh, sống không nhục

Chết vì việc nước, chết ấy vinh”[9].

————

[1] Ban Quản lý Di tích tỉnh Hưng Yên, Lý lịch Di tích Nhà thờ Tổ họ Đặng và Phái Đình hầu Đặng Duy Thiều.

[2] Tạp chí điện tử Văn hiến Việt Nam.

[3] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục chính biên, Đệ nhị kỷ, quyển LV.

[4] Trung tâm lưu trữ quốc gia I, Châu bản Minh Mệnh, tờ 148, tập 40.

[5] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục chính biên, Đệ nhị kỷ, quyển LXIV.

[6] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục chính biên, Đệ nhị kỷ, quyển LXIV.

[7] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục chính biên, Đệ nhị kỷ, quyển LXIV

[8] Tạp chí điện tử Văn hiến Việt Nam.

[9] Gia phả họ Đặng, do ông Đặng Minh Tân, thuộc đời thứ 15 họ Đặng ở Cự Đình cung cấp.

HỒNG NHUNG – LÊ THÔNG
Trung tâm Lưu trữ quốc gia I
Nguồn trích: http://luutruquocgia1.org.vn/

Tin liên quan

Đồng chí Tô Hiệu với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam(26/12/2024})

Nhạc sĩ Mai Văn Chung (1914 - 1984)(26/12/2024})

Nguyễn Thiện Kế (1849 - 1937)(26/12/2024})

Đồng chí Lê Văn Lương với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc(26/12/2024})

Tô Hiệu (1912 - 1944)(26/12/2024})

Lê Văn Lương (1912 - 1995)(26/12/2024})

Phạm Huy Thông (1916-1988)(26/12/2024})

Nhà văn Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939)(26/12/2024})

Đền thờ Bà Hoàng Thị Loan - Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Vân Nội (Hưng Yên)(26/12/2024})

Hoàng Hoa Thám, bậc thầy về chiến tranh du kích chưa từng qua một trường lớp quân sự nào(26/12/2024})

Cháo cá chợ Gò(26/12/2024})

Đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và khánh thành tu bổ, tôn tạo Đền thờ danh nhân Hoàng Hoa Thám(26/12/2024})

Thăm Đa Hòa chính từ - nhớ một tình yêu bất tử(26/12/2024})

Trung tướng Nguyễn Bình – người con ưu tú của quê hương Giai Phạm(26/12/2024})

Đồng chí Nguyễn Văn Linh - Tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng(26/12/2024})

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc(26/12/2024})

Ẩm thực xứ Nhãn trong lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến(26/12/2024})

Khám phá nét độc đáo của làng cổ Thanh Cù(26/12/2024})

Dâng hương tưởng niệm 227 năm ngày mất Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác(26/12/2024})

Dâng hương tưởng niệm 743 năm ngày Tướng quân Phạm Ngũ Lão ra quân đánh giặc giữ nước(26/12/2024})

Tin mới

Thư mục toàn văn chuyên đề "Một số tướng lĩnh tiêu biểu người Hưng Yên"(26/12/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí tuần 02 tháng 12 năm 2024(23/12/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí tuần 3 tháng 12 năm 2024(23/12/2024)

Giới thiệu sách chuyên đề kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024)(20/12/2024)

Giới thiệu sách chuyên đề kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (01/01/1914 - 01/01/2024)(16/12/2024)

Giới thiệu sách kỷ niệm 300 năm ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác(11/12/2024)

Hội thảo: Xây dựng, củng cố, phát triển hệ thống thư viện, tủ sách góp phần xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh Hưng Yên(10/12/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí tuần 01 tháng 12 năm 2024(09/12/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí tuần 5 tháng 11 năm 2024(02/12/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí tuần 4 tháng 11 năm 2024(25/11/2024)

17 °C
Đánh giá của bạn về Trang thông tin điện tử Thư viện tỉnh Hưng Yên
5 người đã bình chọn
người đang online