Giới thiệu sách chuyên đề tuyên truyền về Ngày gia đình Việt Nam 28/6
Gia đình là một tế bào của xã hội, là nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, phòng chống tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc muốn tồn tại và phát triển đều phải biết chăm sóc và bảo vệ gia đình.
Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động; bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đã được gia đình Việt Nam giữ gìn, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước.
Với ý nghĩa cao đẹp đó, năm 2001 Thủ tướng Chính phủ quyết định chọn ngày 28 tháng 6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam nhằm tôn vinh mái ấm gia đình, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng và hạnh phúc.
Nhân ngày Gia đình Việt Nam 28/6, Thư viện tỉnh Hưng Yên trân trọng giới thiệu tới bạn đọc một số cuốn sách hay về gia đình.

Trong lịch sử phát triển của mỗi dân tộc, đã hình thành những tập tục và nghi lễ mang màu sắc văn hoá đặc thù. Ở bất cứ nơi nào, vào bất cứ thời nào, gia đình vẫn là cái nôi sinh tồn, cống hiến cho xã hội nhiều nhân tài. Chính vì thế, các giá trị của gia đình cần được phát triển theo hướng chân thiện mỹ.
Trải qua bao biến thiên của lịch sử, đời sống gia đình ngày càng bị cuốn hút theo các trào lưu hiện thực của vật chất, đời sống tinh thần tưởng như không còn giữ được vị trí quan trọng hàng đầu trong nếp sống con người xưa kia. Đối với nhiều người, cổ lễ – cổ tục giờ đây chỉ là những bóng mờ xa và các nghi thức truyền thống không còn đắc dụng là mấy trong sinh hoạt, thăng tiến của họ. Cuốn sách: “Lễ tục trong gia đình người việt” tác giả Bùi Xuân Mỹ được Nhà xuất bản Văn hóa -Thông tin ấn hành năm 2012 sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm cách lý giải thế giới, những suy nghĩ, khát vọng vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn của nguời xưa, để bảo tồn và phát huy cho hợp với thời nay, đồng thời cũng loại bỏ những hủ tục, những điều mê tín dị đoan, không khoa học. Cuốn sách gồm 9 chương:
Chương 1: Sơ sinh – thơ ấu
Chương 2: Trưởng thành
Chương 3: Hôn nhân
Chương 4: Về già
Chương 5: Tang ma
Chương 6: Quan hệ
Chương 7: Thờ phụng tổ tiên
Chương 8: Tín ngưỡng dân gian
Chương 9: Các lễ tết trong năm.

- Giáo dục sinh mệnh (bắt đầu từ lời chào hỏi, đến việc cả gia đình cùng ăn cơm, cùng con ca hát, đọc sách, khám phá thiên nhiên).
- Giáo dục phép tắc cư xử (cho con giúp đỡ cha mẹ, tạo cho con thói quen sinh hoạt tố).
- Giáo dục nhân tính (luôn giữ lời hứa, khiêm tốn vừa phải, giúp con tự tin).
- Sự tiếp xúc với trường học.
- Giáo dục trẻ tuổi teen.
- Cách tiếp cận thông tin.
- Duy trì mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái khi các con đã trưởng thành.
Sự kì vọng của cha mẹ đối với con cái là rất nhiều nhưng theo tác giả, phần lớn cha mẹ đều mong con mình trở thành thành viên của xã hội có thể sống độc lập và có cuộc sống hạnh phúc. Thông qua cuốn sách chúng ta sẽ thấy lẽ sống và giá trị quan của cha mẹ sẽ phần nào thể hiện qua việc nuôi dạy con cái. Quá trình nuôi dạy con cái cũng là quá trình cha mẹ hoàn thiện mình hơn. Vì vậy trước khi kì vọng ở con cái cha mẹ phải là người có phẩm cách. Bởi hơn ai hết cha mẹ chính là tấm gương sáng rõ nhất cho con cái soi vào để noi theo.

Siêng năng, tận tụy và ham học hỏi. Perrine được ông Vulfran và nhiều người tin tưởng. Em đau xót khi biết được mối bất đồng giữa ông và cha em – người con trai duy nhất. Ông nội em là nhà doanh nghiệp giàu có nhưng bất hạnh. Những người bà con tìm mọi cách ngăn cản mối liên hệ giữa ông và con trai để dễ dàng chiếm đoạt tài sản của ông. Liệu họ có thực hiện được ý đồ đó không? Và cô bé Perrine ít tuổi, thiếu kinh nghiệm sẽ ra sao trước sự theo dõi, bao vây, đe dọa, dụ dỗ từ nhiều phía để bảo vệ gia đình yêu thương?

Cuốn sách: “Cùng con đi qua tuổi teen” tác giả Chu Hồng Vân, Vũ Thu Hà kể lại những câu chuyện vô cùng chân thực, những tình huống sinh động mà cha mẹ nào hẳn cũng sẽ bắt gặp mình trong đó. Cuốn sách giúp cha mẹ hiểu hơn về tâm sinh lý lứa tuổi dậy thì, đồng thời chia sẻ những cách ứng xử tế nhị, thông minh. Đồng hành với con, làm bạn của con, cha mẹ có thể cùng con đi qua tuổi teen trong thấu hiểu và yêu thương

Như mọi đứa trẻ khác, Hikaru được sinh ra trong tình yêu thương và niềm hy vọng của bố mẹ. Nhưng ngay từ khi mới sinh ra, cậu bé đã có những biểu hiện bất thường. Bác sỹ kết luận Hikaru mắc chứng tự kỉ, đó là khó khăn đầu tiên và lớn nhất mà bố mẹ cậu gặp phải. Bố, mẹ Hikaru không dám đối diện với cú sốc này, họ giấu mình và giấu đứa con của mình trong bóng tối của sự vô tri, cô độc và khổ đau. Nhưng rồi tình yêu và trách nhiệm đã lên tiếng, trên con đường tìm hiểu và chiến đấu chống lại chứng tự kỉ, bố mẹ Hikaru đã từng bước một từ dò dẫm đến lên kế hoạch, gia đình Hikaru trở thành tổ ấm đúng nghĩa - nơi mọi nỗi đau, bất hạnh đều có được sự thấu hiểu và chia sẻ và gắn kết giữa các thành viên.
Với cách tiếp cận chân thực về hiện thực đời sống, tác giả Keiko Tobe đã cho người đọc một hình dung cụ thể về một gia đình Nhật Bản đương đại và soi mình vào mỗi trang sách, mỗi khung thoại. Những kiến thức về tự kỉ được lồng ghép trong mỗi bước đường của Hikaru sẽ là những gợi ý cho các gia đình có con em mắc chứng tự kỉ. Nhưng trên hết “Đi cùng ánh sáng” là một bộ sách cần thiết cho mỗi gia đình và cho mọi lứa tuổi bởi nội dung gần gũi và gợi mở.
Ngoài những cuốn sách trên, Thư viện tỉnh Hưng Yên còn rất nhiều cuốn sách hay viết về gia đình. Trân trọng kính mời quý vị tìm đọc.
Đỗ Thị Minh Ngọc