► THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN MỞ PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TỪ THỨ 2 ĐẾN CHỦ NHẬT HÀNG TUẦN

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TỪ MÔ HÌNH XÃ HỘI HÓA CỦA TỦ SÁCH CÂU LẠC BỘ GIA ĐÌNH VĂN HÓA THÔN TẦN TIẾN, XÃ MINH TÂN, HUYỆN PHÙ CỪ

Đăng ngày 06/06/2018
Lượt xem: 1926
100%

Tủ sách Gia đình văn hóa thôn Tần Tiến, xã Minh Tân, huyện Phù Cừ được thành lập vào ngày 20/4/2004 do Câu lạc bộ Gia đình văn hóa của thôn quản lý và duy trì hoạt động. Đây cũng là mô hình thí điểm của xã Minh Tân, huyện Phù Cừ trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Trong quá trình xây dựng và hoạt động, tủ sách luôn nhận được sự quan tâm, khích lệ, tạo điều kiện của các đồng chí lãnh đạo xã, Ban Chi ủy, lãnh đạo thôn về trụ sở hoạt động, về cơ sở vật chất… và sự ủng hộ của đông đảo bà con nhân dân địa phương, đặc biệt là sự phối hợp, giúp đỡ của Thư viện tỉnh Hưng Yên, thư viện huyện Phù Cừ về vốn sách báo và hướng dẫn công tác nghiệp vụ thư viện, phương pháp tổ chức, sắp xếp tủ sách và phục vụ nhân dân đến đọc, mượn sách. Trong quá trình hoạt động, bên cạnh những thuận lợi, tủ sách cũng gặp không ít khó khăn, nhất là về cơ sở vật chất, trang thiết bị, về vốn tài liệu; về lựa chọn và tìm thủ thư; về phong trào đọc của cán bộ và nhân dân tại địa phương…, những khó khăn này đan xen và chi phối suốt quá trình xây dựng, duy trì và phát triển của tủ sách. Để tủ sách đi vào hoạt đồng nền nếp, thu hút được đông đảo bạn đọc như ngày nay, Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ Gia đình văn hóa đã bàn bạc, đưa ra các giải pháp từng bước tháo gỡ khó khăn trở ngại, đẩy mạnh phát triển văn hóa đọc tại địa phương. Để duy trì và phát triển tủ sách, Ban Chủ nhiệm đã thống nhất, tập trung thực hiện 3 giải pháp chính.

1. Từng bước xây dựng cơ sở vật chất, đặt nền móng cho việc xây dựng tủ sách

Thời gian đầu, Tủ sách còn đặt ở phòng chờ của Nhà văn hóa, chung với nhiều hoạt động khác của thôn nên rất bất tiện. Cơ sở vật chất nghèo nàn, chỉ có một tủ sách nhỏ để đựng sách và vài chiếc bàn ghế ọp ẹp. Vốn tài liệu ban đầu chỉ vỏn vẹn gần 200 cuốn sách do Thư viện tỉnh tặng cùng một số sách, tạp chí cũ do nhân dân địa phương ủng hộ. Với vốn tài liệu nghèo nàn như vậy, trong thời gian từ năm 2004 - 2006 tủ sách hoạt động thiếu hiệu quả, không thu hút được bạn đọc đến đọc sách. Trước tình hình trên, Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ đã thống nhất với Ban Chi ủy, lãnh đạo thôn mở cuộc vận động toàn dân tham gia xây dựng tủ sách, mỗi gia đình ủng hộ tối thiểu 1 cuốn sách (có thể bằng sách hoặc bằng tiền để mua sách). Số tiền và số sách thu được cộng với số sách do các nơi gửi tặng, trong đó có lượng sách đáng kể của Thư viện tỉnh tặng đã giúp cho vốn tài liệu của tủ sách mỗi ngày một tăng lên, phong phú hơn cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt, là vốn sách báo được luân chuyển hàng năm của Thư viện tỉnh và thư viện huyện Phù Cừ giúp cho tủ sách luôn luôn có sách mới, phù hợp với nhu cầu của bạn đọc. Đến nay tủ sách đã có 30 loại báo tạp chí và gần 2000 đầu sách các loại, đã thỏa mãn phần nào cơn khát sách, đáp ứng nhu cầu của bạn đọc ngày một tốt hơn.

Khi tủ sách đã đi vào hoạt động và thu hút đông đảo bạn đọc thì sự chung đụng địa điểm ở nhà văn hóa nảy sinh nhiều vấn đề bất ổn. Ban Chỉ ủy, lãnh đạo thôn đã kịp thời giải quyết, giành riêng cho tủ sách một phòng đọc rộng 36m2 khang trang tại khu trung tâm của làng, ngay mặt đường giao thông chính. Phòng đọc thoáng mát có đầy đủ tiện nghi cần thiết như bàn ghế, tủ, kệ sách, quạt, nước uống …để phục vụ nhân dân đến đọc và mượn sách.

Vậy là từ chỗ cơ sở vật chất ban đầu còn nghèo nàn, tạm bợ thì đến nay tủ sách đã có đủ những điều kiện cần thiết để duy trì mọi hoạt động và đã có cơ ngơi cho riêng mình, đưa tủ sách dần vào ổn định.

2. Xây dựng đội ngũ làm công tác thư viện ổn định cho tủ sách.

Khi đã có phòng đọc sách và vốn sách báo phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc, làm sao để tủ sách hoạt động hiệu quả? Đó là câu hỏi luôn làm Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ gia đình văn hóa trăn trở. Vì có trụ sở, có sách mà không có người trông giữ, bảo quản sách, tổ chức phục vụ cho bà con nhân dân đến đọc và mượn sách về nhà thì tủ sách cũng chỉ là cái kho. Cái khó ở đây là tìm một người cán bộ tủ sách không chuyên ở nông thôn hiện nay là rất khó khăn. Công việc đòi hỏi người thủ thư phải có nhiệt tình, có năng lực nhất định, vừa phải có sức khỏe cần thiết, vừa phải có gia đình không quá khó khăn… yêu cầu công việc thì cao, lương bổng phụ cấp thì không có, trong tình hình thời đại bây giờ hỏi có mấy ai chịu làm việc không công và có thì cũng khó có người có thể làm việc lâu dài. Chỉ trong thời gian 3 năm từ 2007 – 2010 tủ sách phải thay đổi 2 lần thủ thư. Mỗi lần như vậy là một lần vất vả, xáo trộn. Trước tình hình đó, Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ đã khắc phục bằng cách lập ra Ban Thư viện nằm trong Câu lạc bộ Gia đình văn hóa, Ban có từ 3 - 5 người phân công như sau: 1 người phụ trách chung, 1 người làm công tác bạn đọc và thu hồi sách, số người còn lại luân phiên nhau mỗi người làm thủ thư 1 năm. Khi tủ sách có công việc như vào sổ nhập sách, kiểm kê, tổ chức hội nghị bạn đọc… thì làm chung. Như vậy công việc được chia sẻ, giảm áp lực, mọi người yên tâm làm việc lâu dài theo hướng chuyên môn hóa. Mặc dù đây cũng chỉ là giải pháp tình thế song nó cũng đã phát huy tác dụng. Từ năm 2010 đến nay tủ sách đã hoạt động ngày càng nề nếp và ổn định.

3. Kiên trì thực hiện các biện pháp thu hút bạn đọc.

Thời gian đầu khi mới thành lập, thủ thư cứ ra ngồi chán rồi lại về chẳng có mấy người đến mượn, đến đọc sách. Tình trạng trên cũng không có gì là khó hiểu. Làng Tần Tiến trước kia là làng quê hẻo lánh, trình độ dân trí thấp, chỉ từ khi cầu Sậy được bắc, có đường giao thông chạy qua thì việc giao lưu văn hóa mới được cải thiện. Việc đọc sách còn là chuyện xa lạ đối với nhiều người. Hơn nữa xã hội hiện nay đang có xu thế thực dụng mà việc “đọc” thì chẳng thể tức thì đem lại cho họ cái gì cụ thể, rõ rệt. Mặt khác văn hóa nghe nhìn đang ở thế thượng phong, quả là khó khăn cho phát triển văn hóa đọc.

Trước tình hình đó, Ban Chủ nhiện CLB đã trao đổi với lãnh đạo địa phương để đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tủ sách trên loa phát thanh, trong các buổi sinh hoạt của thôn và của các tổ chức đoàn thể như: Sinh hoạt chi bộ, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên… Đặc biệt, là mở cuộc vận động toàn dân “Đọc và làm theo sách báo”, lấy Câu lạc bộ Gia đình văn hóa làm nòng cốt. Câu lạc bộ đặt chỉ tiêu cho mỗi gia đình thành viên (lúc đó có 150 gia đình) mỗi năm đọc từ 1 – 2 cuốn sách, mỗi thành viên ban chủ nhiệm mỗi tháng đọc 1 cuốn sách. Ở mỗi xóm tổ chức một vài điểm đọc liên gia với khẩu hiệu “đọc cho gia đình tôi nghe” tài liệu đọc là những cuốn sách hay nói về lịch sử dân tộc, những tấm gương hiếu thảo, điển hình, tiên tiến trong học tập và phát triển kinh tế, những tài liệu trong phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”… Cán bộ Thư viện còn chọn những sách khoa học kỹ thuật nói về trồng trọt, chăn nuôi để giới thiệu với các chủ trang trại, những sách cẩm nang chăm sóc sức giới thiệu với hội người cao tuổi và câu lạc bộ dưỡng sinh kinh lạc, những bài thuốc nam hay được photo làm tài liệu tặng cho các thành viên CLB Gia đình văn hóa – Dưỡng sinh kinh lạc … nhiều người tiếp cận được tài liệu của tủ sách đã có những ứng dụng thành công như hộ gia đình anh: Trần Văn Quân, Trần Văn Cấp trong trồng trọt chăn nuôi, ông Vũ Văn Thắng, Vũ Văn Thiệp, Nguyễn Thị Chì trong phòng và chữa bệnh tại nhà…

Bằng những hoạt động kiên trì nói trên, trong nhiều năm tủ sách đã thu hút được bạn đọc đến ngày một nhiều. Bạn đọc có đủ các lứa tuổi, đông nhất là độc giả cao niên và các em học sinh. Ngoài bạn đọc trong làng còn có nhiều bạn đọc đến từ các làng khác cũng tìm đến tủ sách để đọc và mượn sách về. Tủ sách tấp lập nhất là những ngày hè, khi học sinh các trường nghỉ học. Hiện nay, trung bình hàng năm tủ sách phục vụ gần 2000 lượt bạn đọc với trên 10.000 lượt sách luân chuyển. Bạn đọc thường xuyên của tủ sách khoảng 200 người. Có thể nói, đây là giai đoạn tủ sách hội tụ đầy đủ những yếu tố thuận lợi: Vốn tài liệu của tủ sách đã phong phú hơn, Thư viện tỉnh thường xuyên luân chuyển đến cho tủ sách một lượng sách lớn với nội dung phong phú, phù hợp với nhu cầu của bạn đọc. Ban Thư viện ổn định, hoạt động nhịp nhàng và hiệu quả, phòng đọc đã được chuyển về khu trung tâm rất khang trang và đầy đủ tiện nghi.

Thực tế cho thấy, việc triển khai xây dựng tủ sách Gia đình văn hóa thôn Tần Tiến, xã Minh Tân, huyện Phù Cừ là hướng đi đúng, cách làm hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Trong quá trình hoạt động, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng Ban Thư viện đã cố gắng vượt qua mọi khó khăn để vươn lên, duy trì và phát triển tủ sách như ngày nay.

Sự ra đời và hoạt động hiệu quả của tủ sách thôn Tần Tiến là một trong những trường hợp điển hình của công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa nói chung, hoạt động thư viện nói riêng, rất cần được nhân rộng tại các địa phương khác, góp phần thực hiện thành công phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Góp phần nâng cao trình độ văn hóa, dân trí, là cơ sở cho việc xây dựng ý thức sống và làm việc theo pháp luật của người dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./.

Một số hình ảnh về hoạt động của tủ sách:

                      Bà Vũ Dương Thúy Ngà – Vụ trưởng Vụ Thư viện – Bộ VHTT&DL;                                                      ông Đào Văn Quyến – Giám đốc Thư viện tỉnh về thăm, làm việc và tặng sách cho tủ sách 

 
 
         Ông Trần Vưu – Đại diện tủ sách thôn Tần Tiến, xã Minh Tân, huyện Phù Cừ phát biểu tại Tọa đàm Mô hình thư viện cơ sở phục vụ xây dựng nông thôn mới do Vụ Thư viện, Bộ VHTTDL tổ chức tại Hà Nội.
 
 
                           Cán bộ Thư viện tỉnh, Thư viện huyện Phù Cừ hướng dẫn nghiệp vụvà thực hiện luân chuyển sách cho tủ sách
 
 
                      Bạn đọc đến đọc, mượn sách tại tủ sách tại tủ sách Câu lạc bộ Gia đình văn hóa thôn Tần Tiến, xã Minh Tân, huyện Phù Cừ

 

Bài, ảnh: Nguyễn Ngọc Long
 
 
 
 

Tin liên quan

Hưng Yên đạt 4 giải tại Cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc” toàn quốc(28/10/2024})

Tuyên truyền Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng - Người đoàn viên thanh niên Cộng sản đầu tiên (20/10/1914 - 20/10/2024)(28/10/2024})

Hưởng ứng Tuần lễ học tập suốt đời năm 2024(28/10/2024})

Trưng bày, giới thiệu sách báo tại Hội nghị Văn hóa tỉnh Hưng Yên năm 2024(28/10/2024})

Tổng kết và trao giải vòng sơ khảo Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 tại tỉnh Hưng Yên(28/10/2024})

Liên hoan Giai điệu tuổi hồng và Thiếu nhi kể chuyện tỉnh Hưng Yên hè năm 2024(28/10/2024})

Tổ chức Chương trình "Hè vui đọc sách" năm 2024(28/10/2024})

Trường THCS Quang Hưng tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024(28/10/2024})

Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024(28/10/2024})

Đồng chí Nguyễn Lương Bằng với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc(28/10/2024})

Hội nghị nói chuyện chuyên đề "Văn hóa đọc cho thanh thiếu niên, học sinh trong thời đại công nghệ số"(28/10/2024})

Khai mạc Hội báo Xuân Giáp Thìn tỉnh Hưng Yên năm 2024(28/10/2024})

Trưng bày sách báo, tài liệu mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn 2024(28/10/2024})

Hội nghị Tập huấn, chuyển giao phần mềm VietBiblio tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên(28/10/2024})

Tổ chức chương trình “Em vui đọc sách”(28/10/2024})

Khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023(28/10/2024})

Tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện(28/10/2024})

Trưng bày, giới thiệu sách báo chuyên đề kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám; Quốc khánh nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và truyền thống ngành Văn hóa(28/10/2024})

Liên hoan Giai điệu tuổi hồng và Thiếu nhi kể chuyện tỉnh Hưng Yên hè năm 2023(28/10/2024})

Hội nghị nghiệm thu cấp tỉnh Đề tài: "Nghiên cứu đề xuất bổ sung danh nhân tỉnh Hưng Yên"(28/10/2024})

Tin mới

Thư mục bài trích báo, tạp chí Tuần 01 tháng 9 năm 2024(28/10/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí Tuần 02 tháng 9 năm 2024(28/10/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí Tuần 3 tháng 9 năm 2024(28/10/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí Tuần 04 tháng 9 năm 2024(28/10/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí Tuần 5 tháng 9 năm 2024(28/10/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí Tuần 01 tháng 10 năm 2024(28/10/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí Tuần 02 tháng 10 năm 2024(28/10/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí Tuần 03 tháng 10 năm 2024(28/10/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí Tuần 4 tháng 10 năm 2024(28/10/2024)

Hưng Yên đạt 4 giải tại Cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc” toàn quốc(25/10/2024)

17 °C
Đánh giá của bạn về Trang thông tin điện tử Thư viện tỉnh Hưng Yên
3 người đã bình chọn
người đang online