Tam Quốc chí
Tam Quốc chí / Trần Thọ ; Chú giải: Bùi Tùng Chi ; Bùi Thông dịch ; Phạm Thành Long hiệu đính. - H. : Văn học, 2023. - 533tr. : sơ đồ, tranh vẽ ; 24cm
T.1 : Ngụy thư / Trần Thọ ; Chú giải: Bùi Tùng Chi ; Bùi Thông dịch ; Phạm Thành Long hiệu đính, 2023. - 533tr.
T.2 : Ngụy thư / Trần Thọ ; Chú giải: Bùi Tùng Chi ; Bùi Thông dịch ; Phạm Thành Long hiệu đính, 2023. - 568tr.
T.3 : Ngụy thư / Trần Thọ ; Chú giải: Bùi Tùng Chi ; Bùi Thông dịch ; Phạm Thành Long hiệu đính, 2023. - 580tr.
T.4 : Thục thư / Trần Thọ ; Chú giải: Bùi Tùng Chi ; Bùi Thông dịch ; Phạm Thành Long hiệu đính, 2023. - 400tr.
T.5 : Ngô thư / Trần Thọ ; Chú giải: Bùi Tùng Chi ; Bùi Thông dịch ; Phạm Thành Long hiệu đính, 2023. - 656tr.
Tác giả: Trần Thọ
Nhà xuất bản: Văn học
Khổ sách, số trang: 16x24cm
Sử gia Trần Thọ sinh năm Kiến Hưng thứ 11 nhà Thục (233), mất năm, Nguyên Khang thứ 7 nhà Tấn (297), tự Thừa Tộ, người huyện An Hán, quân Ba Tây, Trung Quốc. “Tam quốc chí” là sử liệu chính thức về thời đại Tam Quốc, do sử gia Trần Thọ biên soạn hoàn chỉnh vào những năm cuối thế kỉ thứ III, sau khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc chưa lâu, do đó các sự kiện lịch sử vẫn còn rất mới, truy tìm được rõ căn cứ tác giả ghi chép lại đầy đủ, chân thực, có gốc ngọn. Sách viết xong dâng lên Tấn Vũ đế, toàn sách có 66 thiên gồm (01 thiên Tự lục, nay đã thất truyền) và ba phần sử liệu riêng biệt: Ngụy thư (30 thiên), Thục thư (15 thiên), Ngô thư (20 thiên). Năm 2023, Nhà xuất bản Văn học đã ấn hành bộ sử này gồm 5 tập trên khổ sách 16x24cm.
Trong thời kì này, lịch sử đan xen phức tạp, ba chính quyền riêng biệt song song cùng tồn tại. Sử liệu trong “Tam quốc chí” chia thành ba phần độc tập, không có quan hệ thống thuộc với nhau, mỗi phần tự đứng riêng đã thành sử liệu của một nước. mà hợp lại thành một cuốn sử chung cho ba nước. Viết sử ba nước mà phản ánh trọn vẹn, đầy đủ bản thể của từng quốc gia, viết đúng mực là một việc không hề dễ. Mặt khác, ông cũng không viết truyện riêng về các nhân vật như Tư Mã Ý, Tư Mã Sư, Tư Mã Chiêu dù họ có vai trò cực lớn trong chính quyền Tào Ngụy, là để tôn trọng sự thống trị của vương triều đương thời. Bởi vậy, tuy Trần Thọ chép sử của ba nước, nhưng riêng có Ngụy Thư, được dành 4 thiên để chép phần “Bản kỷ”, còn lại các phần Ngô Thư và Thục Thư chỉ viết thành “Liệt truyện” mà thôi, thế nhưng bộ sử vẫn đảm bảo được sự thống nhất, cân đối, hài hòa về kết cấu chương mục, được tin cậy.
"Tam Quốc Chí” chính là một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh nhất, chân thực nhất được mô tả trong sử sách về tình hình biến loạn của một thời kỳ, về các mưu mô tranh bá đồ vương của các thế lực quân phiệt, qua đó nhìn thấy nỗi thống khổ của lê dân suốt trăm năm chiến loạn. Ở “Tam Quốc Chí” hình ảnh các nhân vật được thể hiện thật nhất dưới ngòi bút của sử gia, tình hình kinh tế, chính trị, mưu đồ, mục đích của các thế lực quân phiệt cũng được tái hiện rất rõ nét. Cái thắng, cái bại, cái được, cái mất của từng nhân vật cũng hiện lên từ lời bình của người viết sử, giúp ta có cái đánh giá đúng nhất về thời kỳ ấy.
Nhờ “Tam Quốc Chí” người đọc có thể tự chiêm nghiệm, từ đó có những tham chiếu cho những tìm tòi của riêng mình, thấy được các hình tượng điển hình, những câu chuyện lịch sử hấp dẫn. Còn người nghiên cứu thấy ở đó một kho tài liệu quý về thời kỳ Tam quốc thông qua các nhân vật lịch sử…
Hiện tại, bộ sử đã có tại kho Mượn và kho Đọc của Thư viện tỉnh Hưng Yên, trân trọng giới thiệu tới bạn đọc!.