Kỉ luật mềm của trái tim: Mẹ Việt dạy con kiểu Nhật Bản
Kỉ luật mềm của trái tim : Mẹ Việt dạy con kiểu Nhật Bản / Nguyễn Thị Thu. - Tái bản lần thứ 5. - H. : Kim Đồng, 2024. - 268tr. ; 21cm. - ( Tủ sách Làm cha mẹ)
Tác giả: Nguyễn Thị Thu
Nhà xuất bản: Kim Đồng
Khổ sách, số trang: 15x21cm; 268 tr.
Số ĐKCB: PM.020869, PM.020870, VN.042561
Dù làm cha mẹ ở đất nước nào bạn và tôi cũng đều phải đối mặt với những khó khăn như nhau, thì chìa khoá quan trọng nhất giúp những đứa trẻ của chúng ta lớn lên mạnh mẽ và thành công chính là môi trường giáo dục gia đình mà bố mẹ là những người thầy quan trọng nhất, cũng như tâm thế làm cha mẹ của chúng ta trong quá trình đối mặt với khó khăn như thế nào. Dưới đây, Thư viện tỉnh Hưng Yên trân trọng giới thiệu một cuốn sách sẽ đồng hành cùng bạn trong quá trình mà đã được đông đảo các phụ huynh đón đọc - “Kỉ luật mềm của trái tim” của tác giả Nguyễn Thị Thu, được Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản lần thứ 5 vào năm 2024.
Đây là cuốn sách không đơn thuần chỉ là chia sẻ những kiến thức về nuôi dạy con, mà quan trọng hơn nó là liều thuốc tinh thần giúp bố mẹ tìm thấy ý nghĩa, hạnh phúc trong quá trình nuôi dạy con.
Với gần 300 trang sách, được chia thành 5 chương tương ứng với 5 chủ đề nuôi dạy con khác nhau, đó là:
+ Chương 1: Làm cha mẹ tự tin và hạnh phúc
+ Chương 2: Sự gắn bó an toàn
+ Chương 3: Kỷ luật mềm của mẹ
+ Chương 4: Nuôi dưỡng năng lực nội tâm
+ Chương 5: Trải nghiệm nguyên sơ và nuôi dưỡng những giác quan của trẻ
Trong cuốn sách này, tác giả kể rất nhiều các câu chuyện thực tế với cậu con trai Bon 6 tuổi. Đó là những câu chuyện về thời kì phản kháng và cách thừa nhận cảm xúc của con như thế nào để cha mẹ đỡ căng thẳng. Hay đó là những bài học đạo đức, bài học về tinh thần trách nhiệm, sự tự lập, quan tâm đến người khác mang giá trị nhân văn mà người Nhật chú trọng dạy con trong những năm tháng đầu đời. Đó cũng là những câu chuyện về năng lực sống, kĩ năng mềm người Nhật dạy con thông qua trải nghiệm thiên nhiên nguyên sơ, điều mà trẻ con sống ở các đô thị Việt Nam đang ngày càng thiếu hụt. Đặc biệt hơn, tác giả là người đã sinh sống và làm việc tại Nhật Bản nên trong sách cũng có được sự đối chiếu thực tế giữa thói quen dạy trẻ của người Nhật với người Việt.
Sách hiện có tại kho Đọc, kho Mượn của Thư viện tỉnh Hưng Yên, trân trọng kính mới quý độc giả!.