► THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN MỞ PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TỪ THỨ 2 ĐẾN CHỦ NHẬT HÀNG TUẦN

Quận công Lê Đình Kiên và thương cảng Phố Hiến xưa

Đăng ngày 18/12/2017
Lượt xem: 1613
100%

Mặc dù không sinh ra và lớn lên ở Phố Hiến nhưng Quận công Lê Đình Kiên lại chính là người có công lớn trong việc xây dựng và phát triển Phố Hiến trở thành một thương cảng sầm uất, đô thị phát triển chỉ đứng sau Kinh đô Thăng Long ở thế kỷ XVII.


Đông Đô Quảng Hội, phường Hồng Châu (thành phố Hưng Yên) nơi đặt bài vị thờ Quận công Lê Đình Kiên
Đông Đô Quảng Hội, phường Hồng Châu (thành phố Hưng Yên) nơi đặt bài vị thờ Quận công Lê Đình Kiên
           Lê Đình Kiên sinh năm 1621 ở làng Bái Trại (nay là Thiết Đinh), xã Định Tường, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa trong một gia đình nền nếp, gia giáo. Lê Đình Kiên có ông nội là Lê Huệ Lương, làm Đô đốc phủ, tước Bái trạch hầu; bà nội là công chúa Nhị Tân Lê Thị Xuân; cha là Lê Huệ Hiếu được phong là Đặc Tiến Phụ quốc Thượng tướng quân (vị tướng cao nhất có công giữ nước); mẹ là Đặng Thị Thục. Tuy thuộc dòng dõi tôn quý nhưng do cha mất sớm, ông sống cùng mẹ ở quê nhà. Sau đó ông được Tả tướng Hờn ở Tĩnh Gia (Thanh Hóa) nhận về nuôi rồi tiến cử vào cung làm quan. Năm Giáp Thìn 1664, ông vâng lệnh triều đình ra Trấn thủ Trấn Sơn Nam (Phố Hiến). Với sự thông minh, tài trí, đức độ, ông đã gây dựng nên một Phố Hiến phát triển, hưng thịnh. Thế kỷ XVII, thời kỳ ông cai quản, trấn giữ cũng chính là thời kỳ hưng thịnh nhất của Phố Hiến, gắn với câu ca “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”.
           Từ thế kỷ XVI, Phố Hiến đã được biết đến là nơi giao thương, buôn bán của nhiều thương nhân nước ngoài. Tuy nhiên, tình hình an ninh lại không ổn định, thường xuyên xuất hiện giặc Tàu Ô (cướp biển từ Trung Quốc sang) khiến cuộc sống của nhân dân không ổn định, kinh tế - xã hội cũng vì thế mà chưa phát triển. Khi được giao cai quản, với tài năng, đức độ của mình, Lê Đình Kiên đã giữ được các mối giao hảo với các thương nhân nước ngoài. Ông được triều đình trọng dụng, được giao thay mặt triều đình giao thiệp và cộng tác với các thương điếm ngoại quốc đến buôn bán ở Phố Hiến như: Hà Lan, Anh, Pháp, Nhật Bản, Bồ Đào Nha… Cùng với đó, ông căn cứ vào pháp luật và sự bao dung để trấn áp và cảm hóa những kẻ phạm tội. Nhiều kẻ có tội đã tự đầu thú và quyết tâm hoàn lương khiến an ninh, trật tự ở Phố Hiến dần ổn định, hoạt động giao thương, buôn bán cũng nhờ vậy mà phát triển sầm uất, hưng thịnh.
           Lê Đình Kiên nổi tiếng là người xử kiện giỏi. Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn có ghi chép về vụ xử án của Lê Đình Kiên đối với tên khách buôn người Trung Quốc bắt cóc vợ người phường chèo có nhan sắc mặn mà. Đây là một vụ án không lớn nhưng qua đó cho thấy đức độ, sự đáng kính của Lê Đình Kiên. Vụ án diễn ra vào thời loạn lạc, phong kiến nhưng một người phường chèo vốn không được xã hội phong kiến coi trọng vẫn có thể dễ dàng tìm đến cửa quan với tất cả niềm tin của mình để nhờ cậy giúp đỡ. Điều này cho thấy sự tin tưởng của nhân dân đối với chính quyền, đối với người thực thi pháp luật. Thêm nữa, vụ án lại diễn ra vào dịp tết, là thời điểm mà theo tục lệ xưa các quan được nghỉ ngơi, vui xuân, tạm gác lại mọi án kiện tụng. Thế nhưng, Quận công Lê Đình Kiên vẫn không chút câu nệ, quyết xử nhanh, xử đúng tội trạng của kẻ gian manh, cứu giúp dân lành. Đối với Quận công Lê Đình Kiên, mạng người là rất quan trọng, dù đó là ai. Việc xử án không chỉ cho thấy sự tài trí, thông minh của Lê Đình Kiên mà còn thể hiện tấm lòng yêu thương con người, quyết tâm bảo vệ cuộc sống an lành cho người dân.
            Không chỉ lo định quốc, an dân, ông còn là người động viên, khuyến khích nhân dân trồng nhãn. Giờ đây, ở Phố Hiến đã hình thành nhiều vườn nhãn và nhãn lồng Hưng Yên đã trở thành đặc sản nổi tiếng gần xa với hương vị ngọt lành, thanh mát. Nhà bác học Lê Quý Đôn đã mô tả về nhãn lồng Hưng Yên “mỗi lần bỏ vào miệng thì ngập tận chân răng, lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho”.
Một trong hai văn bia ghi công của
Một trong hai văn bia ghi công của Quận công Lê Đình Kiên được đặt tại phường Hồng Châu (thành phố Hưng Yên)
            Suốt 40 năm Lê Đình Kiên cai quản Trấn Sơn Nam (từ năm 1664- 1704), Phố Hiến phát triển hưng thịnh, nhân dân sống yên vui, no đủ. Năm 1704, ông mất. Lúc ông mất, cả người Việt và người nước ngoài ngụ ở Phố Hiến đều tiếc thương và ghi nhớ công ơn của ông. Hiện nay, ở phường Hồng Châu (thành phố Hưng Yên) còn lưu giữ 2 tấm bia ghi công ông, trong đó một tấm bia do người dân địa phương dựng vào năm 1727, một tấm bia do trưởng tài Nam Hải là Trần Đế Đào, người Phúc Kiến (Trung Quốc) dựng năm 1723. Nội dung cả 2 bia cơ bản đều ca ngợi công đức của ông, coi ông ngang với những bậc trung thần nghĩa sỹ ngày xưa. Theo nhà nghiên cứu Hoàng Khôi, văn bia của nhân dân địa phương dựng có đoạn: “Ông xem dân như con, xử kiện công bằng. Lúc xét kiện tụng, ông giữ đức ngay thẳng. Đến những việc như xây dựng đền đài, đê đường, cầu cống, kho tàng, ông không tư lợi mà lại lo cho dân không chịu nổi nên đã đặt ra phép luân phiên và giữ phép trữ dung (để dành dùng nhiều lần) để cho đỡ sức dân và đỡ tốn của dân. Chính trị công bằng, hình phạt giảm bớt, già trẻ, gái trai ai cũng kính phục tấm lòng ông, cảm mến cái đức coi ông như con hiếu với cha hiền… Ông còn có những cái đáng yêu mến, với người nghĩa phụ thì một lòng kính mộ, từ trước tới sau dạy được thói dân, đức thêm dày dặn hòa với khách phương xa nên Vạn Lai Triều làng ở yên vui, thuế tô khoan nhẹ, tỏ được ơn trên, chung một lòng dân”. Văn bia do Trần Đế Đào dựng năm 1723 có đoạn “Chúng tôi vượt bể sang Nam theo nghề buôn bán, tàu thuyền qua lại thường lấy Vạn Lai Triều làm bến, nên từ ngày buôn bán tới nay đã vài mươi năm, vui về nghề nghiệp, kẻ gần thì sùng, người xa thì tới, đều là nhờ Anh Linh Vương, tức đức Thái Bảo họ Lê không biết bao giờ hết. Ngài yêu dân như con, có mẹo dẹp giặc, lại tiết kiệm trong việc chi dùng đỡ tốn của dân. Tấm lòng yêu nước, trung vua của ngài dù em bé lên ba trong nước cũng đều ca ngợi”.
            Những đóng góp của Trấn thủ, Quận công Lê Đình Kiên với mảnh đất Phố Hiến – Hưng Yên mãi còn được con cháu lưu truyền. Ngoài bảo tồn, lưu giữ 2 văn bia ghi công ơn ông, thành phố Hưng Yên đã có con đường mang tên Lê Đình Kiên nhằm thêm một lần tri ân với người đã có công lớn trong xây dựng và phát triển Phố Hiến xưa.
                                                                                                                                                                         Mai Nhung
                                                                                                                                                               Nguồn: baohungyen.vn

Tin liên quan

Hưng Yên đạt 4 giải tại Cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc” toàn quốc(28/10/2024})

Tuyên truyền Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng - Người đoàn viên thanh niên Cộng sản đầu tiên (20/10/1914 - 20/10/2024)(28/10/2024})

Hưởng ứng Tuần lễ học tập suốt đời năm 2024(28/10/2024})

Trưng bày, giới thiệu sách báo tại Hội nghị Văn hóa tỉnh Hưng Yên năm 2024(28/10/2024})

Tổng kết và trao giải vòng sơ khảo Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 tại tỉnh Hưng Yên(28/10/2024})

Liên hoan Giai điệu tuổi hồng và Thiếu nhi kể chuyện tỉnh Hưng Yên hè năm 2024(28/10/2024})

Tổ chức Chương trình "Hè vui đọc sách" năm 2024(28/10/2024})

Trường THCS Quang Hưng tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024(28/10/2024})

Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024(28/10/2024})

Đồng chí Nguyễn Lương Bằng với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc(28/10/2024})

Hội nghị nói chuyện chuyên đề "Văn hóa đọc cho thanh thiếu niên, học sinh trong thời đại công nghệ số"(28/10/2024})

Khai mạc Hội báo Xuân Giáp Thìn tỉnh Hưng Yên năm 2024(28/10/2024})

Trưng bày sách báo, tài liệu mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn 2024(28/10/2024})

Hội nghị Tập huấn, chuyển giao phần mềm VietBiblio tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên(28/10/2024})

Tổ chức chương trình “Em vui đọc sách”(28/10/2024})

Khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023(28/10/2024})

Tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện(28/10/2024})

Trưng bày, giới thiệu sách báo chuyên đề kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám; Quốc khánh nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và truyền thống ngành Văn hóa(28/10/2024})

Liên hoan Giai điệu tuổi hồng và Thiếu nhi kể chuyện tỉnh Hưng Yên hè năm 2023(28/10/2024})

Hội nghị nghiệm thu cấp tỉnh Đề tài: "Nghiên cứu đề xuất bổ sung danh nhân tỉnh Hưng Yên"(28/10/2024})

Tin mới

Thư mục bài trích báo, tạp chí Tuần 01 tháng 9 năm 2024(28/10/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí Tuần 02 tháng 9 năm 2024(28/10/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí Tuần 3 tháng 9 năm 2024(28/10/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí Tuần 04 tháng 9 năm 2024(28/10/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí Tuần 5 tháng 9 năm 2024(28/10/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí Tuần 01 tháng 10 năm 2024(28/10/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí Tuần 02 tháng 10 năm 2024(28/10/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí Tuần 03 tháng 10 năm 2024(28/10/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí Tuần 4 tháng 10 năm 2024(28/10/2024)

Hưng Yên đạt 4 giải tại Cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc” toàn quốc(25/10/2024)

17 °C
Đánh giá của bạn về Trang thông tin điện tử Thư viện tỉnh Hưng Yên
3 người đã bình chọn
người đang online