► THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN MỞ PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TỪ THỨ 2 ĐẾN CHỦ NHẬT HÀNG TUẦN

Nhà chí sĩ yêu nước Bùi Bằng Đoàn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc

Đăng ngày 13/09/2019
Lượt xem: 1308
100%

Trong lịch sử hình thành và phát triển của Quốc hội Việt Nam, Quốc hội khóa I (1946 – 1960) là nhiệm kỳ Quốc hội đi cùng với công cuộc kháng chiến, kiến quốc của dân tộc. Với trọng trách là một trong những người đứng đầu Quốc hội trong giai đoạn đó, Trưởng ban Thường trực Quốc hội Bùi Bằng Đoàn với tài năng và kinh nghiệm dày dặn đã luôn bên cạnh Chính phủ, bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh dành tâm huyết, tài năng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. 

 
Cụ Bùi Bằng Đoàn

Cụ Bùi Bằng Đoàn sinh ngày 19/9/1889 trong một gia đình nhỏ tại làng Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay là thành phố Hà Nội). Do cha mẹ mất sớm, cụ Bùi Đình Bằng được người chú dượng là Dương Lâm (tức cụ Thiếu bảo Vân Đình lúc đó làm Tham tri Nha Kinh lược Bắc Kỳ) đưa về nuôi dưỡng và dạy học chữ Hán.

Cụ từng đỗ Cử nhân dưới triều vua Thành Thái, gặp thời Tây học bắt đầu thịnh hành, Cụ phải khai thêm 3 tuổi cho đủ để vào học trường Hậu bổ, là cơ sở đào tạo viên chức hành chính bằng tiếng Pháp lúc bấy giờ. Từ năm 1911, Cụ lần lượt được bổ làm Tri huyện, Tri phủ ở tỉnh Nam Định, Án sát ở tỉnh Bắc Ninh rồi Tuần phủ ở các tỉnh Cao Bằng, Ninh Bình. Năm 1933, Cụ được bổ nhiệm làm Thượng thư Bộ hình, đồng thời tham gia Viện Cơ mật của triều đình Huế.

Trong thời gian làm quan ở các địa phương, Cụ nổi tiếng là một vị quan thanh liêm chính trực, yêu thương dân chúng, chăm lo cho đời sống của nhân dân. Khi làm tri phủ Xuân Trường (Nam Định) cụ đã đề xuất và thực hiện việc đắp đê Bạch Long ngăn nước mặn, tạo lập được một vùng lúa, dâu rộng lớn. Ghi công đức cụ, dân địa phương đã làm lễ tế sống vị “phụ mẫu chi dân” trẻ tuổi ngay nơi nhậm chức.

Khi làm Tri phủ Nghĩa Hưng, nhờ tinh thông Pháp văn cụ Bùi Bằng Đoàn đã được mời lên Hà Nội làm thông ngôn cho phiên tòa đại hình xử vụ án cụ Phan Bội Châu. Với tính cách cương trực, bênh vực lẽ phải, Bùi Bằng Đoàn đã thông dịch rõ ràng, trung thực những lời nói, lý lẽ đanh thép của cụ Phan Bội Châu để rồi sau đó tòa án đã không khép được cụ Phan vào án chung thân mà giảm xuống hình thức “an trí ở Huế”.

Năm 1925, trước việc báo chí lên án cảnh phu đồn điền ở miền Nam bị bóc lột dã man, Chính phủ Nam Triều đã cử cụ Bùi Bằng Đoàn vào Nam bộ thanh tra các đồn điền cao su của Pháp. Cụ đã tiến hành thanh tra thấu đáo, viết một bản báo cáo dày đến 100 trang bằng tiếng Pháp nêu bật lên những điều vô lý trong chính sách đối với phu đồn điền. Những kiến nghị xác đáng của bản báo cáo đã được nhà đương cục chấp nhận, giảm thiếu những chế độ hà khắc đối với công nhân đồn điền cao su thời đó. Năm 1931, khi làm Án sát Bắc Ninh, khâm phục tinh thần cách mạng bất khuất, kiên cường của đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Cụ đã tìm mọi cách để giảm tội cho đồng chí tại phiên tòa của Thực dân Pháp.

Đặc biệt, trong thời gian nắm giữ vị trí Thượng thư Bộ Hình, với những kiến thức sâu sắc về pháp luật dân chủ tư sản, Cụ Bùi Bằng Đoàn đã có nhiều đóng góp để cải cách pháp luật, cải cách tư pháp theo hướng tiến bộ. Trong 12 năm làm việc dưới triều vua Bảo Đại, Cụ đã có công lớn trong việc sửa đổi luật pháp, bãi bỏ nhiều quy định lỗi thời, biên soạn và ban hành một số luật mới, cải tiến tổ chức các tòa án, đào tạo các thẩm phán và đội ngũ nhân viên tư pháp. Đây chính là nền tảng vững vàng để Cụ phát huy khi được giao trọng trách là Trưởng ban Thường trực Quốc hội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau này

Tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp, Vua Bảo Đại xuống chiếu thành lập Chính phủ, Thượng thư Bộ Hình Bùi Bằng Đoàn đã từ chối tham gia Chính phủ bù nhìn, cáo quan về quê. Tuy nhiên, Chính phủ Nam Triều đã mời cụ ở lại bằng được và giao giữ chức Chánh nhất Tòa Thượng thẩm Hà Nội. Ở thời điểm “đêm trước” của cách mạng, tổ chức Việt Minh đã tiếp xúc và mời cụ làm Hội trưởng Hội bảo vệ tù chính trị. Và cụ đã đến với Việt Minh, đến với cách mạng một cách tự nhiên, như phẩm chất vốn có trong con người chính trực của cụ.

Sau Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 17/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tự tay đánh máy bức thư trân trọng mời cụ Bùi Bằng Đoàn tham gia việc nước. Từ một vị quan thanh liêm, chính trực làm việc dưới triều đình phong kiến, nhận thức được trách nhiệm với Tổ quốc, cụ Bùi Đằng Đoàn đã nhận lời tham gia Ban Cố vấn Chủ tịch nước, thành viên Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết đất nước. Theo sắc lệnh số 80/SL số 31/12/1945, Cụ được cử làm Trưởng ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa nhằm củng cố chính quyền, thanh tra minh bạch, ngăn chặn và xử lý những việc làm sai trái ở các cơ quan hành chính. Bằng kinh nghiệm của bản thân và tinh thần trách nhiệm cao của người đứng đầu, với thái độ công bằng, chính trực, cụ Bùi Bằng Đoàn đã cùng với Đoàn Thanh tra điều tra, xem xét, làm rõ, xử lý được nhiều vụ việc tiêu cực, tham nhũng, giải quyết oan sai, khuất tất của người dân một cách thấu tình, đạt lý, được cán bộ và nhân dân tâm phục, khẩu phục, góp phần làm trong sạch bộ máy hành chính các cấp. Đặc biệt Cụ đã tham mưu cho Chính phủ ban hành những sắc lệnh có tác động tích cực đến đời sống xã hội như: Sắc lệnh số 40/SL về việc Bảo vệ tự do cá nhân do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 29/3/1646. Đây là sắc lệnh đầu tiên quy định cụ thể những trường hợp bắt người, giam cứu, nơi giam cứu, cấm tra tấn lấy cung, bảo vệ quyền tự do của mỗi công dân; giúp Ban Thanh tra đặc biệt giải quyết các vụ việc nhanh chóng hơn.

Trong cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946, Cụ trúng cử đại biểu Quốc hội khóa I của tỉnh Hà Đông, rồi được bầu làm ủy viên chính thức Ban Thường trực Quốc hội.

Tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội, Cụ được bầu làm Trưởng ban Thường trực Quốc hội. Trên cương vị đứng đầu Quốc hội, cụ Bùi Bằng Đoàn luôn đề cao tư tưởng đại đoàn kết để động viên các lực lượng tham gia kháng chiến, qua đó khẳng định vai trò của Quốc hội trong việc đại diện cho ý chí của toàn dân, cho tinh thần đoàn kết toàn dân tộc. Cụ Bùi Bằng Đoàn đã tích cực đấu tranh phản bác những luận điệu của thực dân Pháp và bè lũ tay sai về tính hợp hiến, hợp pháp của Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Bằng kiến thức uyên bác và bản lĩnh chính trị vững vàng, cụ đã khẳng định: “Quốc dân ta chỉ có một Chính phủ là Chính phủ Hồ Chí Minh do Quốc dân công nhận tại kỳ họp tháng 11 năm 1946”. Lời tuyên bố đanh thép của cụ là một đòn giáng mạnh vào âm mưu chia rẽ của chính quyền thực dân và mưu toan lập chính quyền bù nhìn thân Pháp hòng làm giảm uy tín của Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.

Từ tháng 8/1948, do lâm bệnh nặng nên cụ Bùi Bằng Đoàn không còn trực tiếp điều hành các hoạt động của Ban Thường trực Quốc hội. Tuy nghỉ dưỡng bệnh, nhưng cụ vẫn theo dõi tình hình trong nước, quốc tế và thường xuyên gửi thư thăm hỏi Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ, Ban thường trực Quốc hội và đóng góp nhiều ý kiến mưu lợi ích cho nhân dân.

Đặc biệt, nhân dịp khai mạc kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa I vào tháng 3/1955, kỳ họp đầu tiên trong thời gian hòa bình lập lại ở miền Bắc, cụ đã gửi thư đến Quốc hội và toàn thể quốc dân đồng bào, qua đó thể hiện tư tưởng xuyên suốt là cần phải phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc để giữ gìn hòa bình, thực hiện thống nhất đất nước. Bức thư có đoạn viết: 1“Tôi nhiệt liệt kêu gọi các vị đại biểu Quốc hội, các vị nhân sĩ trí thức, toàn thể quân đội và đồng bào đoàn kết chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch, kiên quyết đấu tranh củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong toàn quốc”.

Do tuổi cao, sức yếu, bệnh tình ngày càng trầm trọng, mặc dù đã được các tận tình cứu chữa, nhưng cụ đã từ trần vào ngày 13/4/1955. Trong diễn văn khai mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa I, tỏ lòng thương tiếc cụ, Quyền Trưởng ban Thường trực Quốc hội Tôn Đức Thắng đã nói: 2Tất cả chúng ta hết sức tiếc nhớ cụ Bùi Bằng Đoàn, đại biểu tỉnh Hà Đông và Trưởng ban Thường trực Quốc hội đã tạ thế ngày 13 tháng 4 năm1955. Trong mấy năm đau bệnh nặng, cụ vẫn luôn cố gắng góp phần vào công việc của Quốc hội, vào công cuộc kháng chiến của toàn dân để giành độc lập và thống nhất cho nước nhà. Cụ đã làm tròn nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân cho tới phút cuối cùng...”.

Cụ Bùi Bằng Đoàn đã cống hiến trọn vẹn tài năng và kinh nghiệm của mình để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân đặc biệt trong hoạt động thanh tra, trong cải cách tư pháp góp phần xây dựng ngành thanh tra, ngành tư pháp tiến bộ nước nhà. Ôn lại cuộc đời, sự nghiệp, công lao và những cống hiến to lớn của cụ Bùi Bằng Đoàn, chúng ta trân trọng tự hào và biết ơn vị quan thanh liêm trung trực, tận trung với Đảng, tận hiếu với dân, một tấm gương đạo đức cao đẹp trong công cuộc kháng chiến, kiến quốc và xây dựng nền dân chủ mới. Noi gương Cụ, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nỗ lực phấn đấu, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.

Chú thích:

[1] Văn kiện Quốc hội toàn tập. - H. : Chính trị quốc gia, 2010, tập 1, tr.617

2Văn kiện Quốc hội toàn tập. - H. : Chính trị quốc gia, 2010, tập 1, tr.647

Vũ Thị Hậu sưu tầm và biên soạn

Tin liên quan

Hội thảo: Xây dựng, củng cố, phát triển hệ thống thư viện, tủ sách góp phần xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh Hưng Yên(27/12/2024})

Tuyên truyền kỷ niệm 95 năm thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên của tỉnh (1929 - 2024) và 80 năm Thành lập An toàn khu Bãi Sậy (1944 - 2024)(27/12/2024})

Tổ chức Tuần Văn hóa, Thể thao, Du lịch Hưng Yên năm 2024(27/12/2024})

Hưng Yên đạt 4 giải tại Cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc” toàn quốc(27/12/2024})

Tuyên truyền Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng - Người đoàn viên thanh niên Cộng sản đầu tiên (20/10/1914 - 20/10/2024)(27/12/2024})

Hưởng ứng Tuần lễ học tập suốt đời năm 2024(27/12/2024})

Trưng bày, giới thiệu sách báo tại Hội nghị Văn hóa tỉnh Hưng Yên năm 2024(27/12/2024})

Tổng kết và trao giải vòng sơ khảo Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 tại tỉnh Hưng Yên(27/12/2024})

Liên hoan Giai điệu tuổi hồng và Thiếu nhi kể chuyện tỉnh Hưng Yên hè năm 2024(27/12/2024})

Tổ chức Chương trình "Hè vui đọc sách" năm 2024(27/12/2024})

Trường THCS Quang Hưng tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024(27/12/2024})

Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024(27/12/2024})

Đồng chí Nguyễn Lương Bằng với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc(27/12/2024})

Hội nghị nói chuyện chuyên đề "Văn hóa đọc cho thanh thiếu niên, học sinh trong thời đại công nghệ số"(27/12/2024})

Khai mạc Hội báo Xuân Giáp Thìn tỉnh Hưng Yên năm 2024(27/12/2024})

Trưng bày sách báo, tài liệu mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn 2024(27/12/2024})

Hội nghị Tập huấn, chuyển giao phần mềm VietBiblio tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên(27/12/2024})

Tổ chức chương trình “Em vui đọc sách”(27/12/2024})

Khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023(27/12/2024})

Tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện(27/12/2024})

Tin mới

Thư mục toàn văn chuyên đề "Một số tướng lĩnh tiêu biểu người Hưng Yên"(26/12/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí tuần 02 tháng 12 năm 2024(23/12/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí tuần 3 tháng 12 năm 2024(23/12/2024)

Giới thiệu sách chuyên đề kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024)(20/12/2024)

Giới thiệu sách chuyên đề kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (01/01/1914 - 01/01/2024)(16/12/2024)

Giới thiệu sách kỷ niệm 300 năm ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác(11/12/2024)

Hội thảo: Xây dựng, củng cố, phát triển hệ thống thư viện, tủ sách góp phần xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh Hưng Yên(10/12/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí tuần 01 tháng 12 năm 2024(09/12/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí tuần 5 tháng 11 năm 2024(02/12/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí tuần 4 tháng 11 năm 2024(25/11/2024)

17 °C
Đánh giá của bạn về Trang thông tin điện tử Thư viện tỉnh Hưng Yên
5 người đã bình chọn
người đang online