► THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN MỞ PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TỪ THỨ 2 ĐẾN CHỦ NHẬT HÀNG TUẦN

Đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai với cách mạng Việt Nam

Đăng ngày 22/09/2020
Lượt xem: 1147
100%

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, thế hệ nối tiếp thế hệ, đã sản sinh ra bao anh hùng hào kiệt làm rạng danh đất nước. “Các đồng chí ấy đã vui vẻ hy sinh hết thảy, hi sinh cả tính mệnh mình cho Đảng, cho giai cấp, cho dân tộc. Các đồng chí ấy đã đem xương máu của mình vun tưới cho cây cách mạng, cho nên cây cách mạng đã khai hoa, kết quả tốt đẹp như ngày hôm nay[1]. Một trong những tên tuổi bất diệt đó là Nguyễn Thị Minh Khai – một nữ kiên trung đã dâng hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai (tên thật là Nguyễn Thị Vịnh), sinh ngày 30/9/1910 trong một gia đình viên chức tại xã Vịnh Yên, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, một vùng quê giầu truyền thống cách mạng, mảnh đất “địa linh nhân kiệt” . Tiếp thu truyền thống quê hương và gia đình, tận mắt chứng kiến cảnh lầm than của người dân mất nước. Ngay từ khi còn trẻ tuổi, Nguyễn Thị Minh Khai đã tự nguyện dấn thân vào con đường cách mạng, sẵn sàng chấp nhận mọi gian khổ hi sinh, theo đuổi mục tiêu đã lựa chọn. 15 năm hoạt động cách mạng (1926-1941), Nguyễn Thị Minh Khai đã có nhiều đóng góp quan trọng đối với Đảng và cách mạng Việt Nam.

Năm 1919, Nguyễn Thị Vịnh theo học chữ quốc ngữ tại trường Nguyễn Trường Tộ, sau đó chuyển sang trường Tiểu học Cao Xuân Dục. Tại đây, Nguyễn Thị Vịnh được thầy giáo Trần Phú và các thầy cô giáo trong trường dìu dắt nên sớm giác ngộ cách mạng và bắt đầu tham gia các phong trào yêu nước.

Năm 1926, Nguyễn Thị Vịnh tích cực tham gia phong trào đấu tranh tại Vinh, vận động nữ sinh tham gia bãi khóa, tổ chức lễ truy điệu cụ Phan Châu Trinh. Năm 1927 (khi mới 17 tuổi), Nguyễn Thị Vịnh gia nhập Việt Nam Cách mạng đảng, lấy tên là Nguyễn Thị Minh Khai.

Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai trở thành đảng viên lớp đầu tiên của Đảng và được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ, huấn luyện đảng viên ở khu vực Trường Thi, Bến Thủy và tổ chức Hội Phụ nữ Giải phóng. Tháng 3 năm 1930, Đồng chí được cử sang Hương Cảng (Trung Quốc), công tác ở Văn phòng chi nhánh Ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản, nhận nhiệm vụ liên lạc với các tổ chức cách mạng Việt Nam ở trong nước.

Từ năm 1931 - 1933, Đồng chí bị bọn mật thám Anh ở Hương Cảng bắt giam rồi chuyển giao cho chính quyền Quảng Châu cầm tù. Ra tù, Đồng chí tìm bắt liên lạc với tổ chức Đảng và đến Thượng Hải công tác trong Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Từ ngày 25/7 đến ngày 21/8/1935, Đồng chí là đại biểu chính thức tham dự và phát biểu tham luận tại Đại hội VII Quốc tế Cộng sản ở Mátxcơva. Trong thời gian từ năm 1935 đến năm 1936, Đồng chí tham gia khóa học ngắn hạn tại Trường Đại học Phương Đông; đầu năm 1937, Đồng chí được phân công về công tác tại Sài Gòn và được cử vào Xứ ủy Nam Kỳ, là Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn.

Ngày 30/7/1940, sau khi dự phiên họp Xứ ủy Nam Kỳ bàn về chủ trương khởi nghĩa, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai bị thực dân Pháp bắt giam tại Khám Lớn - Sài Gòn, bị tra tấn hết sức dã man bằng mọi cự hình như: gí điện vào người, treo ngược chân lên xà nhà, đóng đinh vào đầu ngón tay ,…. song chúng vẫn không moi được tin gì từ chị. Minh Khai chết đi sống lại nhiều lần, song tinh thần vẫn kiên trung, bất khuất. Sáng ngày 28/8/1941, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai cùng với một số đồng chí khác bị giặc đem ra xử bắn ở Hóc Môn. Nguyễn Thị Minh Khai đã ngã xuống nhưng khí phách anh hùng của nữ đảng viên cộng sản mãi mãi ngời sáng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta. Tên tuổi sự nghiệp của Nguyễn Thị Minh Khai mãi sống trong lịch sử quang vinh của Đảng và cách mạng Việt Nam. .

Cả cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai là con đường đầy chông gai, gian khổ nhưng cũng hết sức vẻ vang. Đồng chí luôn phấn đấu không biết mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ, một lòng phục vụ Đảng, phục vụ Nhân dân, vẹn nguyên tình cảm vợ chồng, tình mẫu tử thiêng liêng, giữ vững niềm tin cách mạng và khí tiết, phẩm chất đạo đức người chiến sỹ cộng sản.

Kỷ niệm 110 năm ngày sinh Nguyễn Thị Minh Khai (1910-2020) chúng ta tưởng nhớ đến một người con trung hiếu của dân tộc, một chiến sỹ cách mạng đã dâng hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng, cho độc lập, tự do của Tổ quốc và hạnh phúc của Nhân dân. Nhớ về Nguyễn Thị Minh Khai là để tô đậm thêm cho tấm gương quên thân vì nước, hi sinh vì lý tưởng của chị, là nhắc nhở mỗi cán bộ đảng viên ý thức đầy đủ hơn về trách nhiệm trước dân tộc, trước nhân dân và trước Đảng, quyết tâm phấn đấu cống hiến cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Bác Hồ và lớp lớp những chiến sỹ cách mạng đã chiến đấu và hi sinh.

Hoàng Thanh Tú sưu tầm, biên soạn



[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011 t7, tr25.

Tin liên quan

Hưng Yên đạt 4 giải tại Cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc” toàn quốc(28/10/2024})

Tuyên truyền Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng - Người đoàn viên thanh niên Cộng sản đầu tiên (20/10/1914 - 20/10/2024)(28/10/2024})

Hưởng ứng Tuần lễ học tập suốt đời năm 2024(28/10/2024})

Trưng bày, giới thiệu sách báo tại Hội nghị Văn hóa tỉnh Hưng Yên năm 2024(28/10/2024})

Tổng kết và trao giải vòng sơ khảo Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 tại tỉnh Hưng Yên(28/10/2024})

Liên hoan Giai điệu tuổi hồng và Thiếu nhi kể chuyện tỉnh Hưng Yên hè năm 2024(28/10/2024})

Tổ chức Chương trình "Hè vui đọc sách" năm 2024(28/10/2024})

Trường THCS Quang Hưng tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024(28/10/2024})

Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024(28/10/2024})

Đồng chí Nguyễn Lương Bằng với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc(28/10/2024})

Hội nghị nói chuyện chuyên đề "Văn hóa đọc cho thanh thiếu niên, học sinh trong thời đại công nghệ số"(28/10/2024})

Khai mạc Hội báo Xuân Giáp Thìn tỉnh Hưng Yên năm 2024(28/10/2024})

Trưng bày sách báo, tài liệu mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn 2024(28/10/2024})

Hội nghị Tập huấn, chuyển giao phần mềm VietBiblio tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên(28/10/2024})

Tổ chức chương trình “Em vui đọc sách”(28/10/2024})

Khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023(28/10/2024})

Tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện(28/10/2024})

Trưng bày, giới thiệu sách báo chuyên đề kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám; Quốc khánh nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và truyền thống ngành Văn hóa(28/10/2024})

Liên hoan Giai điệu tuổi hồng và Thiếu nhi kể chuyện tỉnh Hưng Yên hè năm 2023(28/10/2024})

Hội nghị nghiệm thu cấp tỉnh Đề tài: "Nghiên cứu đề xuất bổ sung danh nhân tỉnh Hưng Yên"(28/10/2024})

Tin mới

Thư mục bài trích báo, tạp chí Tuần 01 tháng 9 năm 2024(28/10/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí Tuần 02 tháng 9 năm 2024(28/10/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí Tuần 3 tháng 9 năm 2024(28/10/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí Tuần 04 tháng 9 năm 2024(28/10/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí Tuần 5 tháng 9 năm 2024(28/10/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí Tuần 01 tháng 10 năm 2024(28/10/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí Tuần 02 tháng 10 năm 2024(28/10/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí Tuần 03 tháng 10 năm 2024(28/10/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí Tuần 4 tháng 10 năm 2024(28/10/2024)

Hưng Yên đạt 4 giải tại Cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc” toàn quốc(25/10/2024)

17 °C
Đánh giá của bạn về Trang thông tin điện tử Thư viện tỉnh Hưng Yên
3 người đã bình chọn
người đang online