► THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN MỞ PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TỪ THỨ 2 ĐẾN CHỦ NHẬT HÀNG TUẦN

"Báu vật" làng Thống Nhất

Đăng ngày 18/12/2017
Lượt xem: 1304
100%

Sắc phong là văn bản truyền mệnh lệnh của vua phong chức tước cho quý tộc, quan chức; khen thưởng những người có công hoặc phong thần và xếp hạng cho các vị thần được thờ tại đình, đền. Với người dân thôn Thống Nhất, xã Thủ Sỹ (Tiên Lữ) những sắc phong phát tích từ các triều đại phong kiến xưa chứa đựng giá trị tinh thần, trở thành động lực để người dân giữ trọn nếp làng.

 Một sáng thu trong xanh, chúng tôi tới đình làng Thống Nhất, nơi còn lưu giữ nhiều đạo sắc phong nhất trên địa bàn huyện Tiên Lữ để cảm nhận rõ nét hơn về câu chuyện giữ nếp làng qua sắc phong xưa của người dân nơi đây.
         Dưới gốc đa cổ thụ, mái đình làng rêu phong đứng thi gan cùng tuế nguyệt như minh chứng cho sức sống bền bỉ, vững chãi của người dân quê. Trong ngôi đình đó còn ẩn chứa “báu vật” của tiền nhân, đó là những sắc phong cổ. Trước khi cho chúng tôi chiêm ngưỡng những bản sắc phong này, đại diện ban khánh tiết đình Thống Nhất và các bô lão đã làm lễ dâng hương thể hiện sự uy nghiêm, tôn kính đối với các vị tiền nhân. Những bức sắc phong bảo quản cẩn thận trong hộp gỗ ở đình làng được mở ra. Lật giở từng tấm sắc phong đã nhuốm màu thời gian nhưng chữ và hoa văn rồng vẫn còn rõ ràng, các bô lão trong làng bắt đầu kể cho chúng tôi nghe về nguồn gốc của những cổ vật ấy.
n
Những sắc phong cổ được người dân làng Thống Nhất nâng niu, gìn giữ như báu vật
         Theo thần phả, đình làng Thống Nhất được xây dựng trên thế đất “Tam sơn”. Đình thờ Đông Hải Đại vương Đoàn Thượng, một nhân vật sống vào thời Lý. Phối thờ Ngài còn có các vị Quang Minh Thiên Tử, Đô Thiên Thiên Tử, Đướng Giới Thiên Tử, Đức Đại Vương Hoàng Bà và Quan Phò Mã Thái Báo Trang Quốc Công. Đây là các vị thần, vị quan có công giúp nước, đem lại cuộc sống thanh bình, ấm no cho nhân dân. Đình có kiến trúc chữ Nhị mang phong cách thời Nguyễn gồm Đại bái và Hậu cung. Hiện đình còn lưu giữ được 7 sắc phong thời Lê, Nguyễn và 1 cuốn văn tế, bát hương cổ…
         Trải qua thăng trầm của thời gian, dù vật đổi sao dời nhưng những người dân thôn Thống Nhất luôn nâng niu, trân trọng sắc phong đó như gìn giữ “kho vàng” thiêng liêng của làng, xóm. Bởi những bản sắc phong của làng còn lưu giữ được đã ghi lại đầy đủ công lao đóng góp của các vị thần đã có công “khai thiên lập làng” mở mang bờ cõi quê hương, bảo vệ bình yên cho mọi người.
         Cụ Hoàng Văn Đôn, một bậc cao niên trong làng cho biết: “Các bản sắc phong được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, thời chiến tranh trong mưa bom bão đạn ác liệt là vậy nhưng làng vẫn quyết tâm giữ gìn, bảo vệ với phương châm “người ở đâu vật ở đó, người còn vật còn”. Mọi người dân trong làng đều coi việc gìn giữ được sắc phong là cái gốc để con cháu muôn đời nhớ về thuần phong mỹ tục của quê hương”.
         Sắc phong còn giữ lại được chính là những vật báu vô giá của làng Thống Nhất gắn liền với lịch sử và đời sống tâm linh của người dân nơi đây. Hàng năm, người dân trong làng mở các kỳ lễ hội để tưởng nhớ công lao của các bậc thánh nhân. Thông thường, mỗi năm có 4 kỳ lễ chính vào các tháng 2, 4, 7 và tháng 11 âm lịch. Trong mỗi kỳ lễ, những bậc cao niên trong làng cung “thỉnh” các vị thần được sắc phong qua những bài văn tế về chứng giám cho tấm lòng của người dân, cầu mong mưa thuận gió hòa, muôn dân yên bình… Sau lễ chính tế, tại đình làng, hội khuyến học của làng tổ chức khen tặng những con em địa phương học hành giỏi giang, đỗ đạt thành tài. Việc khen thưởng con em trong làng giúp thế hệ trẻ hôm nay hiểu biết hơn về công lao của các vị tiền nhân cũng như truyền thống tốt đẹp của quê hương để noi theo.
         Đặc biệt, nhờ những sắc phong cổ mà người dân còn lưu giữ được truyền thống của làng đó là “tết bún” vào dịp mồng 2 tháng 2 âm lịch. Theo các bậc cao niên, nếp làng “tết bún” được lưu truyền từ đời này sang đời khác thể hiện tấm lòng hiếu kính của con cháu với ông bà, cha mẹ. Hàng năm, cứ vào dịp mồng 2 tháng 2 âm lịch, con cháu trong làng lại nhộn nhịp đi ra đầu làng, mua bún về để chế biến thành những món ăn ngon dâng lên ông bà, cha mẹ. Nếp làng này đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân nơi đây nên dù người lớn hay trẻ nhỏ, dù đang mưu sinh nơi đất khách quê người nhưng cứ đến tết bún họ lại trở về quây quần bên gia đình, cùng nhau thưởng thực món ẩm thực quê dân dã.
         Ông Hoàng Văn Lực, Trưởng thôn Thống Nhất cho biết: “Người làng Thống Nhất luôn cẩn trọng gìn giữ các sắc phong của vua ban ngày ấy như là một kỷ vật quý giá nhất của làng mình. Gìn giữ nguyên vẹn được các sắc phong cũng chính là giữ được “nếp làng”, trọn vẹn lòng tri ân thành kính đối với các bậc tiền nhân. Ngày nay, cùng với cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, làng quê Thống Nhất đã có nhiều thay đổi. Đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa, nhà cao tầng mọc lên san sát nhưng hình ảnh cây đa, giếng nước, mái đình vẫn còn hiện hữu như tự ngày xưa, kết nối cả không gian quá khứ và hiện tại của làng”.
                                                                                                                                      Vũ Huế
                                                                                                                         Nguồn: baohungyen.vn

Tin liên quan

Hưng Yên đạt 4 giải tại Cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc” toàn quốc(28/10/2024})

Tuyên truyền Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng - Người đoàn viên thanh niên Cộng sản đầu tiên (20/10/1914 - 20/10/2024)(28/10/2024})

Hưởng ứng Tuần lễ học tập suốt đời năm 2024(28/10/2024})

Trưng bày, giới thiệu sách báo tại Hội nghị Văn hóa tỉnh Hưng Yên năm 2024(28/10/2024})

Tổng kết và trao giải vòng sơ khảo Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 tại tỉnh Hưng Yên(28/10/2024})

Liên hoan Giai điệu tuổi hồng và Thiếu nhi kể chuyện tỉnh Hưng Yên hè năm 2024(28/10/2024})

Tổ chức Chương trình "Hè vui đọc sách" năm 2024(28/10/2024})

Trường THCS Quang Hưng tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024(28/10/2024})

Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024(28/10/2024})

Đồng chí Nguyễn Lương Bằng với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc(28/10/2024})

Hội nghị nói chuyện chuyên đề "Văn hóa đọc cho thanh thiếu niên, học sinh trong thời đại công nghệ số"(28/10/2024})

Khai mạc Hội báo Xuân Giáp Thìn tỉnh Hưng Yên năm 2024(28/10/2024})

Trưng bày sách báo, tài liệu mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn 2024(28/10/2024})

Hội nghị Tập huấn, chuyển giao phần mềm VietBiblio tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên(28/10/2024})

Tổ chức chương trình “Em vui đọc sách”(28/10/2024})

Khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023(28/10/2024})

Tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện(28/10/2024})

Trưng bày, giới thiệu sách báo chuyên đề kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám; Quốc khánh nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và truyền thống ngành Văn hóa(28/10/2024})

Liên hoan Giai điệu tuổi hồng và Thiếu nhi kể chuyện tỉnh Hưng Yên hè năm 2023(28/10/2024})

Hội nghị nghiệm thu cấp tỉnh Đề tài: "Nghiên cứu đề xuất bổ sung danh nhân tỉnh Hưng Yên"(28/10/2024})

Tin mới

Thư mục bài trích báo, tạp chí Tuần 01 tháng 9 năm 2024(28/10/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí Tuần 02 tháng 9 năm 2024(28/10/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí Tuần 3 tháng 9 năm 2024(28/10/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí Tuần 04 tháng 9 năm 2024(28/10/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí Tuần 5 tháng 9 năm 2024(28/10/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí Tuần 01 tháng 10 năm 2024(28/10/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí Tuần 02 tháng 10 năm 2024(28/10/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí Tuần 03 tháng 10 năm 2024(28/10/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí Tuần 4 tháng 10 năm 2024(28/10/2024)

Hưng Yên đạt 4 giải tại Cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc” toàn quốc(25/10/2024)

17 °C
Đánh giá của bạn về Trang thông tin điện tử Thư viện tỉnh Hưng Yên
3 người đã bình chọn
người đang online