► THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN MỞ PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TỪ THỨ 2 ĐẾN CHỦ NHẬT HÀNG TUẦN

Xu hướng phát triển của OPAC thư viện

Đăng ngày 08/12/2017
Lượt xem: 2509
100%

1. Giới thiệu Sự xuất hiện của công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo ra những tác động to lớn đến mọi hoạt động trong lĩnh vực thư viện

1. Giới thiệu Sự xuất hiện của công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo ra những tác động to lớn đến mọi hoạt động trong lĩnh vực thư viện – thông tin và thiết kế OPAC (Online Public Access Catalog) là một trong những bằng chứng rõ ràng về những tác động của công nghệ...
1. Giới thiệu
Sự xuất hiện của công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo ra những tác động to lớn đến mọi hoạt động trong lĩnh vực thư viện – thông tin và thiết kế OPAC (Online Public Access Catalog) là một trong những bằng chứng rõ ràng về những tác động của công nghệ. Cộng đồng thư viện đã nắm lấy công nghệ thông tin và máy tính để xây dựng những công cụ tra cứu chính trong thư viện được biết đến như OPAC đã hơn hai thập kỷ.
Theo Husain & Ansari (2006), OPAC là mục lục trực tuyến bao gồm các tài liệu được tổ chức trong một thư viện hay một hệ thống thư viện. Cán bộ thư viện và người sử dụng có thể truy cập OPAC ở trong hoặc ngoài thư viện.
2. Sự phát triển của OPAC qua các giai đoạn
OPAC bắt đầu thay thế mục lục thẻ truyền thống trong các thư viện từ những năm 1980. Các hệ thống này đã và đang sử dụng các giao diện dựa trên web từ giữa những năm 1990 và OPAC thường là một phần của hệ thống quản trị thư viện tích hợp. Ngày nay, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng OPAC đã phát triển qua ba thế hệ và thế hệ thứ ba đang được ứng dụng rộng rãi trong các thư viện.
Thế hệ OPAC thứ nhất khá đơn giản. Chúng được thiết kế tương tự mục lục truyền thống với các đặc trưng thư mục dựa trên các biểu ghi MARC để giúp tra cứu những tài liệu như sách, tạp chí trong các thư viện (Duranceau et al., 1995; Large & Beheshi, 1997; Harmsen, 2000). Khả năng tìm tin của chúng chỉ giới hạn ở chức năng tìm theo tên tác giả hoặc tên tài liệu (Hussain & Ansari, 2006).
Thế hệ OPAC thứ hai xuất hiện từ cuối những năm 1980 và chúng được đánh dấu bởi việc cải thiện giao diện người sử dụng (Husain & Ansari, 2006). Một số khả năng tìm tin theo toán tử Boolean, toán tử chặt cụt được cải thiện. Số lượng các điểm truy cập cũng tăng lên (Tedd, 1994). Tuy nhiên, người sử dụng vẫn gặp nhiều khó khăn khi tra cứu tài liệu. Hầu hết những cải thiện nằm ở những đặc trưng bề ngoài hơn là cải thiện các chức năng lõi của chúng (Borgman, 1996).
Với thế hệ thứ ba, còn có những ý kiến khác nhau. Một số nhà nghiên cứu nhận định rằng thế hệ OPAC thứ ba xuất hiện từ đầu những năm 90 với khả năng như kỹ thuật tra cứu non - Boolean, các trợ giúp tự động, trình bày kết quả theo mức độ phù hợp lên trước (relevance) (Tedd, 1994), giao thức Z39.50, và giao diện đồ hoạ (Husain & Ansari, 2006). Trong khi đó một số nhà nghiên cứu khác mô tả rằng chúng đang phát triển và mới ở những giai đoạn đầu (Large & Beheeshti, 1997).
Tuy nhiên, tấc cả các nhà nghiên cứu đều nhận ra những cải thiện về chức năng của OPAC hiện tại so với thế hệ OPAC thứ hai. Trước hết việc ứng dụng giao thức Z39.50 và giao diện Web trong OPAC, chức năng của chúng đã nhanh chóng chuyển từ OPAC truyền thống sang chức năng của cổng thông tin  (Babu & O’Brien, 2000; Zhang, 2000). Ví dụ, một số OPAC cung cấp các đường links (liên kết) tới các nhà xuất bản, các nguồn tin hợp tác, bài tạp chí, mục lục, và các tài liệu toàn văn khác từ các nhà cung cấp cơ sở dữ liệu hay các nhà xuất bản điện tử (Harmsen, 2000; Sokyine, 2006). Thứ hai là người sử dụng có thể dùng một giao diện người sử dụng  dựa trên web để tra tìm nhiều nguồn tin khác nhau bao gồm các nguồn tài liệu in và tài liệu điện tử trong thư viện và cả một số nguồn tài liệu bên ngoài thư viện (Zhang, 2000; Mathias, 2003; Joint, 2007).
Hơn nữa, các khả năng chức năng của OPAC cũng nhanh chóng được cải thiện. OPAC đã tích hợp nhiều đặc trưng mới như xếp hạng kết quả tìm kiếm (Large & Beheeshti, 1997), trình bày biểu ghi thư mục với các file ảnh (Mathias, 2003; Sokvitne, 2006), và liệt kê URLs trong mục lục (Joint, 2007). Một số thư viện đã thành công trong việc thiết kế một giao diện chung cho nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau thay vì việc sử dụng mỗi giao diện riêng cho một cơ sở dữ liệu (Arant & Payne, 2001). Theo Byrum, Jr. (2006), thế hệ OPAC hiện nay đã thực hiện được năm chức năng cơ bản mà IFLA đề ra đó là: tìm tin, nhận dạng, lựa chọn, lưu trữ, và định vị.
Hơn nữa, ngày nay chức năng của OPAC đã thay đổi nhanh chóng bởi việc cho phép người sử dụng truy cập đến nhiều nguồn thông tin khác nhau từ tài nguyên của thư viện đến các nguồn thông tin bên ngoài thư viện thông qua một giao diện chung. Tuy nhiên, hầu hết các OPAC hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu tra cứu thông tin của người sử dụng bởi vì các giới hạn về khả năng tìm tin của chúng (Breeding, 2007). Thay vào đó ngày nay các máy tìm tin đã đáp ứng tốt nhu cầu tra cứu thông tin của người sử dụng mặc dù chúng xuất hiện muộn hơn các thế hệ OPAC trong thư viện. Với các đặc trưng tìm kiếm nâng cao như xếp hạng kết quả và mở rộng các thuật ngữ tìm kiếm tự động, các máy tìm tin đã cho phép người sử dụng thực hiện được các lệnh tìm hiệu quả mà không phải sử dụng các kỹ thuật phức tạp (Smith, 2000).
Các máy tìm tin đã và đang ảnh hưởng đến việc thiết kế OPAC thư viện và thói quen tra cứu tin của người dùng tin. Ya và Young (2004) nhận ra rằng sự phổ biến của web đã ảnh hưởng tới mô hình tư duy và thói quen của người sử dụng khi họ sử dụng các giao diện OPAC chạy trên môi trường web. Họ cũng chỉ ra rằng các thư viện cần thiết kế các OPAC dựa trên web cho người sử dụng. Hơn thế, để giúp người sử dụng vượt qua các khó khăn khi tính toán các cú pháp tìm phức tạp, Khoo và Wan (2004) đề nghị rằng các giao diện tìm kiếm cần kết hợp phương thức chuyển đổi các yêu cầu tin bằng ngôn ngữ tự nhiên của người sử dụng thành những các cú pháp tìm kiếm gồm các toán tử Boolean. Các tác giả cũng hy vọng rằng OPAC bao gồm các chức năng của các máy tìm tin siêu dữ liệu (Arant và Payne, 2001) để truy cập đến nhiều các OPAC khác.
Hơn nữa, các nhà nghiên cứu đã nhận ra rằng người sử dụng ngày nay muốn dùng các OPAC có các đặc trưng khác của các máy tìm tin. Ví dụ, họ hy vọng rằng OPAC thư viện sẽ cung cấp các đặc trưng như tìm kiếm tự do (free text searching), tìm kiếm trực tiếp theo trường, tìm kiếm có sự trợ giúp của từ điển từ chuẩn, xếp hạng kết quả tìm kiếm theo mức độ phù hợp, khả năng sửa lỗi chính tả, các đường links tới tài liệu toàn văn bất cứ khi nào có thể (Sridhar, 2004; Khoo và Wan, 2004; Meagher và Brown, 2004). Vì vậy, các OPAC tương lai sẽ được biết đến như các cổng thông tin, hay các hệ thống quản lý nguồn tin điện tử. Các OPAC này sẽ cho phép người sử dụng tìm được một số lượng lớn các cơ sở dữ liệu thư mục và các nguồn tài liệu toàn văn bằng một lệnh chung (single search) và họ có thể sử dụng các OPAC dễ dàng như Google (Byrum, Jr., 2006, p78).
Để đáp ứng nhu cầu tra cứu thông tin của người sử dụng và tích hợp các ưu điểm của máy tìm tin, một số nhà cung cấp OPAC gần đây đã tập trung cải tiến các sản phẩm phần mềm OPAC của mình. Mục tiêu của họ là làm cho việc sử dụng OPAC thư viện dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả như việc sử dụng các máy tìm tin trên web. Hơn nữa nó con đảm bảo chất lượng của kết quả đầu ra (Sahed, 2007). Hiện nay các OPAC thư viện không những đạt được các đặc trưng kể trên mà còn thành công trong việc tích hợp một số đặc trưng mới từ các máy tìm tin, Amazon.com hoặc WorldCat. Một trong các đặc trưng quan trọng là định vi theo diện. Ví dụ, Tập đoàn Endeca không chỉ cung cấp cho người sử dụng giao diện OPAC với khả năng trình bày theo diện cho phép người sử dụng thu hẹp các kết quả tìm kiếm theo các chủ đề, mà còn cung cấp khả năng xem lướt (browse) theo thứ bậc trong từ điển từ chuẩn (Byrum, Jr., 2006). Đặc biệt, sản phẩm này cũng đưa ra chức năng xếp hạng đầu ra theo số lần tài liệu được mượn bằng việc trích lọc từ các dữ liệu lưu thông tài liệu (Fox, 2007). Trong trường hợp này người sử dụng có thể biết được tài liệu nào trong chủ đề mà họ đang tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất trong thư viện đó.
Ngoài các đặc trưng tìm tin đơn giản và xem lướt theo diện, phần mềm AquaBrowser Library cung cấp chức năng bản đồ ảo (visual map) để giới thiệu các tài liệu liên quan đến vấn đề tìm kiếm (Sahed, 2007, p.312).
Hơn nữa, công ty Talis cũng cung cấp phần mềm OPAC có chức năng tìm siêu dữ liệu với khả năng lôi các thông tin từ các máy tìm tin trên web, Amazon.com, và các dịch vụ cung cấp thông tin thương mại khác bằng một lệnh tìm chung. Talis gần đây đã cố gắng tích hợp tất cả các dich vụ thư viện trong một giao diện (Fox, 2007). Tương tự, Endeca cũng cung cấp mục lục mới có tốc độ cao và tính mềm dẻo của các máy tìm tin trực tuyến đồng thời lợi dụng các thông tin thư mục của nó (Byrum, Jr., 2006).
3. Xu hướng phát triển của OPAC
Kết quả của những cải thiện OPAC gần đây cho phép người sử dụng tin rằng các nhà cung cấp OPAC và các thư viện đã và đang thay đổi các quan điểm truyền thống - người sử dụng cần thích nghi với hệ thống để sử dụng nó. Điều này có nghĩa rằng việc sử dụng hiệu quả các hệ thống tra cứu thông tin cơ bản phụ thuộc vào sự hiểu biết của người sử dụng về ngôn ngữ tìm tin cũng như cấu trúc dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu (Ju, 2002, p.3). Thay vì quan điểm này, các nhà cung cấp OPAC và các thư viện đã và đang tận dụng những ưu điểm của các máy tìm tin trên web và các biểu ghi thư mục có kiểm soát để tạo ra các OPAC thế hệ mới thân thiện và dễ dàng sử dụng như có thể. Các OPAC này không chỉ tích hợp các đặc trưng ưu việt của các máy tìm tin để cải thiện khả năng tìm tin, mà còn cung cấp một số các đặc trưng không có trong các máy tìm tin. Ví dụ, OPAC có thể sử dụng các siêu dữ liệu từ hệ thống lưu thông tài liệu và cho phép người sử dụng biết được tài liệu nào mà họ đang tìm kiếm được mượn nhiều nhất hoặc các OPAC đưa ra khả năng thu hẹp kết quả tìm kiếm theo diện bằng việc sử dụng các từ khoa có kiểm soát trong các biếu ghi thư mục.
Thực là đúng rằng chỉ trong một thập kỷ qua, các OPAC đã thành công đáng kể về mặt chức năng và khả năng của chúng. Chức năng của chúng đã chuyển từ các danh mục liệt kê tài liệu sang các cổng thông tin, nó cung cấp các truy nhập tích hợp đến nhiều nguồn tin khác nhau và các loại tài liệu khác nhau. Hơn nữa, để cải tiến khả năng tìm tin của các OPAC và đáp ứng được nhu cầu tìm tin của các nhóm người sử dụng có trình độ và kinh nghiệm tìm tin khác nhau. Smith (2000) đề nghị rằng mục tiêu không phải là tìm ra các đặc trưng tìm tin lý tưởng, mà là cung cấp nhiều đặc trưng tìm tin cho phép các nhóm người sử dụng khác nhau và các mức độ về khả năng tìm tin khác nhau. Điều này đã trở thành hiện thực đối với một số phần mềm OPAC được phát triển gần đây. Vì vậy, các OPAC tương lai sẽ bao gồm các đặc trưng như việc dễ dàng sử dụng, tốc độ tìm tin, khả năng thuận tiện của các máy tìm tin trên web, và tính chính xác, độ tin cậy của thông tin trong các kết quả tìm kiếm.
Tài liệu tham khảo
Arant, W., & Payne, L. (2001). The common user interface in academic libraries: myth or reality?Library Hi Tech, 19(1), 63-76.
Babu, B. R., & O'Brien, A. (2000). Web OPAC interfaces: an overview. The Electronic Library, 18(5), 316-327.
Borgman, C. L. (1996). Why are online catalogs still hard to use? Journal of the American society for Information science, 47(7), 493-503.
Breeding, M. (2007). Thinking about your next OPAC. Infotoday, 27(4), 28-30.
Byrum, Jr. J. (2006). Recommendations for urgently needed improvement of OPAC and the role of the National Bibliographic Agency in achieving it. ICBC, 35(4), 75-81.
Duranceau, E. F. (1995). Cataloging remote-access electronic serials: Rethinking the role of the OPAC. Serials review, 21(4), 67-77.
Fox, R. (2007). Digital libraries: the systems analysis perspective “The great pig roast”. OCLC Systems & Services: International Digital Library Perspectives, 23(3), 242-249. Harmsen, B. (2000). Adding value to Web-OPACs. The electronic library, 18(2), 109-113.
Husain, R., & Ansari, M. A. (2006). From card catalogue to web OPACs. DESIDOC Bulletin of Information Technology, 26(2), 41-47.
Joint, N. (2007). URLs in the OPAC: comparative reflections on US vs UK practice. Library review, 56(3), 182-193.
Ju, B. (2002). Assessing usability of menu-driven interfaces: The user-process model approach. Florida, the Florida State University, p. 3.
Khoo, C. S. G., & Wan, K. W. (2004). A simple relevancy ranking strategy for an interface to Boolean OPACs. The electronic library, 22(2), 112-120.
Large, A., & Beheshti, J. (1997). OPACs: A research review. Library & Information Science Research, 19(2), 111-133.
Mathias, E. C. (2003). Using a Web OPAC to deliver digital collections. Online information review, 27(1), 28-36. Sadeh, T. (2007). Time for a change: new approaches for a new generation of library users. New Library World, 108(7/8), 307-316. 5(3). Retrieved 21/7/2007 from http://informationr.net/ir/5-3/paper73.html. Sokvitne, L. O. (2006). Redesigning the OPAC: Moving outside the ILMS. AARL, 37(4), 246-259.
Sridhar, M. S. (2004). Subject searching in the OPAC of a special library: problems and issues.OCLC Systems & Services: International Digital Library Perspectives, 20(4), 183-191.Tedd, L. A. (1994). OPACs through the ages. Library review, 43(4), 27-37.Yu, H., & Young, M. (2004). The impact of web search engines on subject searching in OPAC.Information technology and libraries, 23(4), 168-180.Zhang, A. (2000). Cataloging internet resources using the Voyager system. OCLC Systems & Services, 16(3), 107-117.
_________________
Trương Đại Lượng: Trường Đại học Văn hoá Hà Nội
(Nguồn: Tạp chí Thư viện Việt Nam)

Tin liên quan

Nâng cao chất lượng công tác phục vụ người đọc (26/12/2024})

Một số lưu ý khi tạo lập chỉ số Phân loại DDC14 với việc sử dụng (26/12/2024})

Về vấn đề áp dụng thống nhất AACR2 trong giảng dạy và trong công tác biên mục ở các cơ quan thông tin, thư viện Việt Nam (26/12/2024})

Căn cứ để soạn tóm tắt bài báo-tạp chí (26/12/2024})

DDC ấn bản 14 rút gọn và công việc phân loại tài liệu khoa học xã hội (26/12/2024})

Bàn về khái niệm “Tài liệu quý hiếm” (26/12/2024})

Góp phần nâng cao nhận thức-giữ gìn tài liệu trong công tác bảo quản VTL(26/12/2024})

Nâng cao chất lượng công tác phục vụ người đọc(26/12/2024})

Tin mới

Thư mục toàn văn chuyên đề "Một số tướng lĩnh tiêu biểu người Hưng Yên"(26/12/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí tuần 02 tháng 12 năm 2024(23/12/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí tuần 3 tháng 12 năm 2024(23/12/2024)

Giới thiệu sách chuyên đề kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024)(20/12/2024)

Giới thiệu sách chuyên đề kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (01/01/1914 - 01/01/2024)(16/12/2024)

Giới thiệu sách kỷ niệm 300 năm ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác(11/12/2024)

Hội thảo: Xây dựng, củng cố, phát triển hệ thống thư viện, tủ sách góp phần xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh Hưng Yên(10/12/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí tuần 01 tháng 12 năm 2024(09/12/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí tuần 5 tháng 11 năm 2024(02/12/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí tuần 4 tháng 11 năm 2024(25/11/2024)

17 °C
Đánh giá của bạn về Trang thông tin điện tử Thư viện tỉnh Hưng Yên
5 người đã bình chọn
người đang online