Nghiên cứu văn bản hương ước Choson thế kỷ XVII-XVIII và so sánh với hương ước Việt Nam cùng thời kỳ
Nghiên cứu văn bản hương ước Choson thế kỷ XVII-XVIII và so sánh với hương ước Việt Nam cùng thời kỳ / Đỗ Thị Hà Thơ. - H. : Văn học, 2021. - 752tr. ; 24cm
Tác giả: Đỗ Thị Hà Thơ
Nhà xuất bản: Văn học
Khổ sách, số trang: 16x24cm ; 752 trang
Số ĐKCB: TC.005065, VV.005294, PM.022728
Trong kho tàng di sản thành văn của các nước đồng văn, một thời từng chịu ảnh hưởng của văn hóa và văn tự Trung Hoa, hương ước được nhắc đến như minh chứng lịch sử phản ánh sâu sát nhất đời sống tâm lí của cư dân làng. Xuất phát từ tình hình hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Triều Tiên, nhu cầu nghiên cứu hương ước và tìm hiểu những nét dị đồng trong văn bản chữ Hán của hai nước nên tác giả Đỗ Thị Hà Thơ đã tiến hành nghiên cứu chuyên luận “Nghiên cứu văn bản hương ước Choson thế kỷ XVII-XVIII và so sánh với hương ước Việt Nam cùng thời kỳ” và năm 2021 chuyên luận đã được Nhà xuất bản Văn học ấn hành thành sách, trên khổ 16x24cm, bìa cứng, dày 752 trang.
Nội dung của tập sách gồm hai phần:
Phần 1: Nghiên cứu văn bản hương ước chữ Hán thế kỷ XVII - XVIII của Choson và Việt Nam.
Phần II: Trích dịch các văn bản hương ước chữ Hán thế kỷ XVII - XVIII của Choson và Việt Nam và các bảng biểu liên quan đến toàn bộ nội dung của tất cả các chương.
Cuốn sách giới nghiên cứu những thông tin cơ bản về hương ước của hai nước, phần nào giúp tái hiện lại cuộc sống sinh hoạt làng xã ở Triều Tiên và Việt Nam trong cùng một giai đoạn lịch sử nhất định. Từ đó, vạch ra cách thức xây dựng văn hóa làng xã thời hiện đại trên chất liệu ưu việt của văn hóa cổ truyền.
Đây là lần đầu tiên hương ước chữ Hán thế kỷ XVII-XVIII của Triều Tiên và Việt Nam được tập hợp hệ thống. Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc muốn tìm hiểu về văn hóa của hai nước. Hiện tại, bộ sách đã có tại kho Địa chí - Tra cứu, kho Đọc và kho Mượn của Thư viện tỉnh Hưng Yên, trân trọng giới thiệu tới bạn đọc!.