Văn bia hậu thần Việt Nam : Thế kỷ XVII - XVIII
Văn bia hậu thần Việt Nam : Thế kỷ XVII - XVIII / Trần Thị Thu Hường. - H. : Văn học, 2020. - 455tr. ; 24cm
Tác giả: Trần Thị Thu Hường
Nhà xuất bản: Văn học
Khổ sách: 16 x 24cm ; 455 trang
Số ĐKCB: DC.002400
Chuyên khảo Nghiên cứu "Văn bia Hậu thần Việt Nam (thế kỷ XVII - XVIII)" của Tiến sĩ Trần Thị Thu Hường đã phác họa bức tranh bầu Hậu thần và lệ cúng Hậu thần ở Việt Nam qua các văn bia ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nội dung sách chia thành 2 phần, 2 chương như sau:
Phần I: Một số vấn đề về bia Hậu thần Việt Nam (thế kỷ XVII-XVIII)
Chương 1: Đặc điểm hình thành và phát triển của văn bia hậu thần Việt Nam thông qua việc điều tra, thống kê tập hợp 1.569 thác bản văn bia (do Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội sưu tầm) phản ánh tục bầu Hậu thần Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII, trên cơ sở đó đã lý giải về sự hình thành và quá trình phát triển của loại văn bia này. Từ đó nêu ra được những đặc điểm chính về hình thức của văn bia Hậu thần Việt Nam trong thời kỳ này.
Chương 2: Giá trị nội dung nổi bật của văn bia Hậu thần Việt Nam: Khảo cứu những giá trị nội dung được phản ánh qua văn bia bầu Hậu thần như: Tình hình kinh tế - xã hội, sinh hoạt văn hóa cộng đồng, phong tục tập quán tín ngưỡng,tín ngưỡng thờ Thần và Hậu thần Việt Nam thế kỷ XVII – XVIII; nêu lên những ảnh hưởng của tục bầu Hậu thần trong đời sống văn hóa xã hội Việt Nam hiện nay.
Phần II: Thống kê, lập bảng biểu 1.569 thác bản văn bia Hán Nôm (sắp xếp theo thời gian) có nội dung phản ảnh tục bầu Hậu thần ở Việt Nam, với các thông tin: Tên bia, Niên đại tạo dựng bia; Họ tên, chức tước người tham gia hưng công đóng góp; Địa điểm đóng góp; Lý do đóng góp; Mức độ đóng góp; Người soạn văn bia.
Thư viện tỉnh Hưng Yên trân trọng giới thiệu!