Sống đẹp là sống đạo
Sống đẹp là sống đạo / Huệ Khải. - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Tp Hồ Chí Minh, 2023. - 263tr. ; 21cm
Tác giả: Huệ Khải
Nhà xuất bản: Tp.Hồ Chí Minh
Khổ sách, số trang: 13x19cm ; 263 trang
Số ĐKCB: VN.041792, PM.021517, PM.021518
Trong thế gian vốn “vội vã” với đầy lo toan cuộc sống này đôi khi chúng ta quên đi những đam mê, sở thích, quên mất bản thân mình yêu gì , ghét gì và hơn hết là cần gì. Và có những lúc, chúng ta tự hỏi, sống như thế nào để cuộc đời mình thật ý nghĩa, sống như thế nào để mọi người xung quanh đều trân trọng và yêu quý mình? Những điều tưởng chừng như đơn giản này nhưng lại vô cùng khó khăn khi mối quan hệ của chúng ta ngày càng rộng mở hơn. Bỏ qua nỗi ngột ngạt, vội vã ấy, chúng ta đến với cuốn sách “Sống đẹp là sống đạo” của tác giả Huệ Khải, được Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh ấn hành năm 2023, trên khổ sách 13x19cm để lắng đọng, ngẫm nghĩ và sống đạo.
Với gần 300 trang in là hợp tuyển của 50 câu chuyện người thật, việc thật kể lại trong “Sống đẹp là sống đạo” có chung một điểm đáng lưu ý là chúng ta không biết nhân vật chính theo tôn giáo nào. Rất có thể trong số họ lắm người chẳng theo đạo nào cả, nhưng những việc họ làm đều rất đẹp, rất đúng đạo lý. Nhật vật trong sách được chia thành 8 lĩnh vực ngành nghề: nhà giáo, nhà buôn bán nhỏ, doanh nhân; nhà tài chính; sân ba, khách sạn, khu du lịch, vận tải; người thừa hành công vụ; người tuyển dụng lao động; nhà thơ, nhà văn, nhà báo; thầy thuốc, bác sĩ, y tá, nha sĩ, điều dưỡng.
Qua những câu chuyện đó, chúng ta đều sẽ có dịp nhận ra và xác tín thêm lần nữa, rằng thực chất bất biến của đạo lý đông tây kim cổ chẳng gì khác hơn tình người, lòng trắc ẩn và biết quan tâm lẫn nhau.
Thư viện tỉnh Hưng Yên trân trọng giới thiệu!
11. Vấn vương hương vị bánh quê : Tản văn / Trần Minh Thương. - Tp. Hồ Chí Minh : Nxb. Tp Hồ Chí Minh, 2023. - 208tr. ; 21cm
Tác giả: Trần Minh Thương
Nhà xuất bản: Tp.Hồ Chí Minh
Khổ sách, số trang: 14x21cm ; 208 trang
Số ĐKCB: VN.041796, PM.021525, PM.021526
Một trong những dấu ấn văn hóa thể hiện nét đẹp ứng xử của người nông dân miền Tây Nam Bộ vừa thể hiện sự phong phú của sản vật vùng đất này, chính là nghệ thuật ẩm thực. Các món quà quê như bánh, chè đã theo chân những người khai hoang đến vùng đất này.
Tập sách “Vấn vương hương vị bánh quê” dày hơn 200 trang, với 48 bài viết do Trần Minh Thương chấp bút, Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh phát hành. Cuốn sách tản mạn ghi nhận lại những món bánh, chè vừa quen thuộc vừa hấp dẫn, qua đó làm nổi bật nét đẹp của đời sống người Tây Nam Bộ.
Tác giả miêu tả về từng loại bánh hay chè qua một số bài viết như: Về miền sông nước ăn bánh nắn lá; Ngọt lịm chén chè đậu xanh, đậu trắng; Lạ miệng với miếng bánh bầu; Bánh canh nước cốt dừa; Đến miền Tây ngất ngây bánh chuối; Cái bánh có nhiều dị bản nhất ở miền Tây Nam Bộ; Ăn bánh bò nhớ câu hò điệu lý… Các bài viết cung cấp cho độc giả cái nhìn khái quát về thức quà quê giản dị nhưng có sự phức tạp trong khâu chuẩn bị, chế biến.
Qua tác phẩm, Trần Minh Thương ca ngợi đời sống ẩm thực của vùng sông nước, để góp phần gìn giữ những nét văn hóa dân gian. Trân trọng mời độc giả đón đọc tại Thư viện tỉnh Hưng Yên!.