Quốc hiệu và kinh đô nước Việt trong Mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu Thế giới
Nhà xuất bản: Thế giới
Khổ sách, số trang: 30x20cm ; 93 trang
Số ĐKCB: VN.041476, TC.004773, PM.054602
Mộc bản triều Nguyễn là những tài liệu đặc biệt, viết bằng chữ Hán khắc ngược lên gỗ để in ra thành sách, được dùng phổ biến ở thời kỳ phong kiến Việt Nam và còn lưu giữ đến ngày nay. Cuốn sách “Quốc hiệu và kinh đô nước Việt trong Mộc bản triều Nguyễn”được nhà xuất bản Thế giới ấn hành năm 2021, với khổ 30x20cm, dày 93 trang đã giới thiệu đến bạn đọc 32 hình ảnh, tài liệu, hiện vật trong Di sản Mộc bản triều Nguyễn về nguồn gốc, ý nghĩa của các Quốc hiệu chính thức và Kinh đô của nước ta trải qua các thời kỳ lịch sử, từ buổi đầu dựng nước đến thế kỷ XIX: Xích Qủy thời Kinh Dương Vương, Văn Lang thời Hùng Vương, Âu Lạc thời An Dương Vương, Vạn Xuân thời Tiền Lý, Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê, Đại Việt thời Lý - Trần - Lê, Đại Ngu thời nhà Hồ, Việt Nam thời Gia Long và Đại Nam thời Minh Mệnh; được khắc ghi trong các mộc bản Đại Việt sử ký toàn thư, Ngự chế Việt sử tổng vịnh tập, Khâm Định Việt sử thông giám cương mục và Đại Nam thực lục.
Những lần thay đổi quốc hiệu, dời chuyển kinh đô đều đánh một dấu mốc trọng đại trong lịch sử dân tộc. Từ tên nước ta đầu tiên được nhắc đến là Xích Quỷ (tên một vì sao màu đỏ) của Kinh Dương Vương; đến năm 1838, vua Minh Mạng đổi quốc hiệu thành Đại Nam. Và Việt Nam đã thành tên gọi ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân từ đầu thế kỷ XIX.
Đây là nguồn sử liệu tin cậy để khảo cứu, đối chiếu, phục vụ tốt cho việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.
Thư viện tỉnh Hưng Yên trân trọng giới thiệu!