Ở Đông Dương = En indochine
Ở Đông Dương = En indochine / Gaston Donnet ; Người dịch: Ninh Thị Sinh, Cù Thị Dung, Ninh Xuân Thao. - H. : Thế giới, 2021. - 319tr. : ảnh ; 24cm. - (Bộ sách Ký ức Đông Dương)
Tác giả: Gaston Donnet
Nhà xuất bản: Thế giới
Khổ sách, số trang: 16 x 24cm ; 319 trang
Số ĐKCB: VV.004787, TC.004559, PM.053849
“Ở Đông Dương” là một cuộc hành trình khám phá xứ Đông Dương vô cùng thú vị và thi vị của nhà báo Gaston Donnet. Ông đã sử dụng thể loại ký kết hợp bút pháp khảo cứu cùng nhiều tư liệu hình ảnh có giá trị, tái hiện bức tranh toàn cảnh về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa, tinh thần của xứ Đông Dương thuộc Pháp thời điểm cuối thế kỷ XIX, khi Liên bang Đông Dương vừa được thành lập.
Sách được chia làm 3 phần:
Phần I nói về Nam Kỳ, được chia ra làm 5 chương .
- Chương I: Nói về Hành trình trên biển, Côn Đảo; những người Tây Ban Nha ở Côn Đảo; người Anh và người Pháp; về miền duyên hải của Nam Kỳ; Vũng Tàu và về hướng đi tới Sài Gòn.
- Chương II: nói về các đề tài như: Sài Gòn, một thành phố đang đổi mới, ngày tết, người Chà Và, người Tàu và người Việt Nam: Đàn ông hay đàn bà? Phong tục và y phục…
- Chương III: nói về Biên Hòa, Gia Định Gò Vấp; Lăng Cha Cả; Giám mục Bá Đa Lộc đã làm những gì lúc sinh thời; Bài điếu văn của Gia Long; Chợ Lớn thành phố Tàu - Tâm lý người Tàu …
- Chương IV: nói về Sài Gòn ban đêm và ban ngày: Kịch và hòa nhạc; Nhảy đầm và đua ngựa; Công chức và bọn Tây thuộc địa; Tại tư dinh toàn quyền Doumer; Vấn đề mốt ăn mặc; Con gái Sài Gòn…
- Chương V: nói về Ông Trịnh Hoài Đức và thành Gia Định: Đồng, ruộng, sông ngòi Nam kỳ; Thủ Đức, Đồng Nai; Tân Uyên Biên Hòa; Thủ Dầu Một; Tây Ninh; Viếng núi Bà Đen; Nhà ở của người Việt Nam…
Phần 2: nói về nước Cao Miên
Phần 3 gồm 9 chương nói về Trung kỳ và Bắc kỳ
- Chương I: nói về tác giả trên đường đi đến Trung kỳ và Bắc kỳ đã đi qua Port – Said, Djibouti, Colombo…
- Chương II: nói về Hành trình trên con tàu Manche - Miền duyên hải Trung kỳ - Dưới chân rặng Trường Sơn - Nha Trang - Ninh Hòa - Bình Thuận - Thành Bình Định - Mộ Võ Tánh…
- Chương III: nói về Tourane (Đà Nẵng) - Lại thêm một cảng không phải là cảng - Ngũ hành sơn - Từ Tourane ra Huế đi qua đèo Hải Vân - Quảng Nam - Huế.
- Chương IV: viết về ý niệm về cái chết ở Trung kỳ - Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên - Lễ tang của người Trung kỳ - Đi dọc theo sông Hương - Kim Lăng - Lăng mộ các vua Tự Đức, Thiệu Trị, Minh Mạng và Gia Long.
Chương V: nói về Thành Thái; Tự Đức, các hoàng phi, các thái giám, các quan văn võ và binh lính của ông …
Chương VI: viết về luật pháp và hành chính ở An Nam - Tổ chức chính trị : Cửu phẩm, Lục bộ, Cơ mật viện - Tổ chức xã hội: xã, Hội đồng kỳ mục; Từ Huế ra Đà Nẵng qua cửa Thuận An, qua Quảng Bình - Đồng Hới - Nghệ An - Vinh…
Chương VII: nói về biển Đông, vịnh Hạ Long - Đồ Sơn - Hải Phòng - Phố xá Hải Phòng – Đời sống thuộc địa …
Chương VIII: giới thiệu các truyền thuyết Bắc Kỳ: Truyền thuyết Hồ Gươm; truyền thuyết Mắt Rồng - Hà Nội: lịch sử Hà Nội - Năm 1666. Marini đã nói gì về Hà Nội? Các thành phố lịch sử khác: Thái Nguyên - Nam Định, hát chèo và đàn bà Nam Định - Ninh Bình.
Chương IX: Người An Nam và người Trung Hoa - Luận về tâm lý xã hội: Vua - quan - dân - suy đồi.
Chất liệu của cuốn sách rất chân thực, được rút ra từ cuộc hành trình đi qua nhiều vùng đất ở Đông Dương của chính tác giả. Gaston Donnet khá tinh tế khi đan xen thể hiện các quan điểm cá nhân của bộ óc khi thì của một triết gia, khi của một nhà văn, khi của một nhà dân tộc học nhằm biến cuộc khám phá xứ Đông Dương không chỉ đơn thuần là một cuộc du lịch mà còn là cuộc hành trình đi vào đời sống văn hóa, tinh thần của các dân tộc ở Đông Dương.
Những sử liệu này có thể được coi là những “tư liệu điền dã”, tham khảo cho những đánh giá khoa học về sự biến đổi của Đông Dương dưới tác động của chính sách cai trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
Thư viện tỉnh Hưng Yên trân trọng giới thiệu!