Kinh Dịch: Trọn bộ
Kinh Dịch: Trọn bộ / Ngô Tất Tố dịch và chú giải; Cao Đắc Điểm, Ngô Thị Thanh Lịch đối chiếu và chỉnh sửa. - H. : Văn học, 2019. - 835tr. ; 24cm
Dịch giả: Ngô Tất Tố
Nhà xuất bản: Văn học
Khổ sách: 16 x 24cm ; 835 trang
Số ĐKCB: TC.004125,PM.051477, PM.051478
Kinh Dịch là một trước tác kinh điển lâu đời nhất, kết tinh trí tuệ của văn hóa Trung Hoa cổ đại. Kinh Dịch phát hiện tính quy luật và phương pháp nhận thức, dự đoán, xử lý sự vật.
Trong Kinh Dịch các yếu tố duy vật, tiến bộ của học thuyết Mặc Định, các triết lý nhân sinh trong Kinh Dịch được trình bày một cách khách quan khoa học.
Cuốn sách bao gồm 64 quẻ: quẻ Kiền, que Khôn, quẻ Truân, quẻ Mông, quẻ Nhu, quẻ Tụng, quẻ Sư…trong đó có phần vạch quẻ của Phục Hy, lời quẻ của Văn Vương, lời hào của Chu Công và Thoán truyện, Tượng truyện, Văn ngôn, Hệ từ truyện, Thuyết quái, Tự quái và Tạp quái của Khổng Tử. Có thể nói Kinh Dịch là công trình sáng tạo của nhiều thế hệ hiền triết, học giả và đạo gia, đặc biệt nhất là các “Thánh nhân”: Phục Hy, Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử…
Không chỉ là sách bói toán mà uyên thâm hơn, sâu sắc hơn, siêu phàm hơn, Kinh Dịch là kho tàng bao la về triết học, là pho sách khổng lồ về luân lý học, là căn cứ khoa học đồ sộ cho nhiều môn khoa học khác nhằm cung cấp một cuốn sách khảo sát giúp bạn đọc hiểu thêm về văn học cổ Trung Hoa từ thời Phục Hy tới Xuân Thu, Hán , Đường... cũng đồng thời giúp các nhà nghiên cứu Hán nho, bộ sách cổ xưa ẩn khuất bao niềm triết lý về tu, tề, trị, bình và cách xem như hình tượng, chiêm đoán để tham khảo, ngẫm suy lẽ hay.
