Kiêng và cấm kỵ của người Việt xưa và nay
Kiêng và cấm kỵ của người Việt xưa và nay / Phạm Minh Thảo biên soạn. - H. : Hồng Đức, 2021. - 224tr. ; 21cm
Nhà xuất bản: Hồng Đức
Khổ sách: 14 x 21cm ; 224 trang
Số ĐKCB: VN.040675,VN.040676,PM.052218, PM.052219,TC.004350
Cuốn sách “ Kiêng và cấm kỵ của người Việt xưa và nay” giới thiệu những quan niệm kiêng và cấm kỵ của người Việt hiện hữu ở nhiều nơi, phổ biến trong các lễ nghi ở đền, đình, miếu, phủ trong những ngày Tết thường niên, những ngày lễ hội và nghi lễ vòng đời người.
Cuốn sách được chia làm 2 phần:
Phần thứ nhất: Quan niệm kiêng và cấm kỵ trong tín ngưỡng của người Việt. Tổng hợp các điều kiêng kỵ về: ngày giờ, người có “căn đồng”, cầu mộng, chiêm nghiệm, tôn nhang, thờ Bà Chúa Xứ, khi vay tiền bà Chúa Kho…một số kiêng kỵ ở đền xã trong một số tỉnh Hưng Yên, Thanh Hóa…
Phần thứ hai: Quan niệm kiêng và cấm kỵ trong phong tục, tập quán của người Việt như: kiêng kỵ của người bệnh, khi chữa bệnh, kiêng khi mua gà về nuôi, kiêng trừ ma quỷ, kiêng kỵ khi cất nóc nhà, trong cưới chạy tang, bói gà, ; cấm kỵ về phần mộ, trong việc họ, khi thi tuyển nữ quan,tái giá, lập tự…và một số cấm kỵ của các dân tộc thiểu số.
Thư viện tỉnh Hưng Yên trân trọng giới thiệu!