Kho báu kinh thành Huế sau ngày thất thủ Kinh đô
Kho báu kinh thành Huế sau ngày thất thủ Kinh đô / Francois Thierry; Lê Đức Quang dịch. - H. : Nxb. Hà Nội, 2022. - 472tr. ; 24cm
Tác giả: François Thierry
Nhà xuất bản: Hà Nội
Khổ sách, số trang: 16x24cm ; 472 trang
Số ĐCKB: TC.004867, VV.005001, PM.021165
François Thierry là chuyên gia cao cấp về lịch sử tiền cổ châu Á tại Thư viện Quốc gia Pháp. Qua tác phẩm bản gốc “Le trésor de Huê”, nhà nghiên cứu lần theo dấu vết những kho báu dưới triều Nguyễn. Ông đã viết cuốn sách: “Kho báu kinh thành Huế sau ngày thất thủ Kinh đô” và được Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2022. Cuốn sách dày 472 trang, được chia thành 12 chương:
Chương 1: Về kho báu trước khi có “Chuyện kho báu”
Chương 2: Một vị hoàng đế không chính danh với một chính thể vào cơn khủng hoảng
Chương 3: Giông bão đang nổi lên
Chương 4: “Tứ Nguyệt Tam Vương”
Chương 5: Tử cấm thành trong giông bão
Chương 6: Kho báu và nạn cướp phá
Chương 7: Triều đình Huế những ngày tháng rong ruổi
Chương 8: Số phận một kho báu
Chương 9: Vua Đồng Khánh với phần kho báu được giao lại
Chương 10: Từ chế độ bảo hộ đến chế độ thuộc địa
Chương 11: Một Vương Quyền ngày càng mờ nhạt
Chương 12: Chung cuộc
Cuốn sách cung cấp một góc nhìn mới lạ về sự kiện tưởng niệm trận vong 23 tháng 5 năm Ất Dậu (5/7/1885) tại Cố đô Huế, với những sự kiện lịch sử liên quan đến việc kế ngôi vua Thiệu Trị, chống đối của giới sĩ phu và sự xâm nhập của phương Tây, Tử cấm thành trong giông bão, kho báu và nạn cướp phá…
Khi tiếp cận tác phẩm “Kho báu kinh thành Huế sau ngày thất thủ Kinh đô” được viết bởi tác giả François Thierry, người đọc sẽ đi lại một chặng đường lịch sử khá dài: từ 1847, khi vua Tự Đức lên ngôi tại kinh thành Huế, đến 1997, khi cựu hoàng Bảo Đại qua đời tại Paris. Và đối diện trở lại với “chân dung” của hơn một trăm nhân vật hàng đầu đã tác động lên cục diện đất nước Đại Nam đang trong cơn thịnh nộ giằng co, giằng xé giữa hai thế giới, Hán hoá và Âu hoá.
Thư viện tỉnh Hưng Yên trân trọng giới thiệu!