Giáo dục Việt Nam thời kì thuộc địa qua tài liệu và tư liệu lưu trữ (1858 - 1945)
Giáo dục Việt Nam thời kì thuộc địa qua tài liệu và tư liệu lưu trữ (1858 - 1945) / Đỗ Hoàng Anh, Hoàng Thị Hằng, Bùi Thị Huệ...biên soạn. - H. : Dân trí, 2021. - 1321tr. : bảng ; 25cm
Nhà xuất bản: Dân trí
Khổ sách, số trang: 17 x 25cm ; 1321 trang
Số ĐKCB: VV.004820, PM.053965, TC.004604
Khi tiến hành xâm lượng Việt Nam, nhận thấy quá khứ Việt Nam nặng về Hán học, người Pháp đã chủ trương hủy diệt Nho học, hướng tinh thần người Việt về với nước Pháp bằng cách vừa áp đặt nền giáo dục mới vừa từng bước hạn chế, đi đến xóa bỏ hoàn toàn nền giáo dục phong kiến. Chính sách giáo dục thuộc địa của Pháp mang lại cả những điều tiêu cực và tích cực, có những đóng góp ảnh hưởng đến giáo dục hiện đại.
Cuốn sách “Giáo dục Việt Nam thời kì thuộc địa qua tài liệu và tư liệu lưu trữ (1858 - 1945)” bao gồm cả hệ thống các văn bản pháp quy của chính quyền thuộc địa, như các nghị định, quyết định, chỉ dụ, sắc lệnh… cùng hồ sơ lưu trữ liên quan đến nền giáo dục các cấp ở Việt Nam từ 1858-1945. Đây là những văn bản được chọn lọc từ khối tư liệu tiếng Pháp hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, được biên soạn dưới dạng sách tra cứu.
Nội dung cuốn sách phản ánh tương đối đầy đủ và toàn diện nền giáo dục Việt Nam cũng như những chủ trương và chính sách của chính quyền Pháp về giáo dục giai đoạn 1858 - 1945. Trong giai đoạn này, người Pháp đã tiến hành lần lượt các cuộc cải cách giáo dục, từ đó, nền giáo dục ba cấp ở Việt Nam đã căn bản hình thành. Thông qua chính sách giáo dục của Pháp, người Việt đã tiếp thu những kiến thức mới của văn minh phương Tây một cách có chọn lọc và làm phong phú thêm nền văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Ngoài phần nội dung chính, phần phụ lục cuốn sách có: Bảng chữ viết tắt; Sách dẫn (Index); Từ điển chú giải: chú thích tên gọi các cấp học, trường học, lớp học, bằng cấp, các kì thi tuyển, và một số chức danh, tổ chức được sử dụng trong thời kì Pháp thuộc.
Cuốn sách đã góp phần phục vụ việc nghiên cứu hoạch định đường lối giáo dục mới của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn mới.
Thư viện tỉnh Hưng Yên trân trọng giới thiệu!