Giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa : Huyền thoại đỏ và huyền thoại đen
Giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa : Huyền thoại đỏ và huyền thoại đen / Nguyễn Thụy Phương. - H. : Nxb. Hà Nội, 2023. - 164tr. ; 24cm
Tác giả: Nguyễn Thụy Phương
Nhà xuất bản: Hà Nội
Khổ sách, số trang: 16x24cm, 164 trang
Số ĐKCB: TC.005025, VV.005209, PM.022322
Dựa trên những tài liệu văn bản khai thác được từ các trung tâm Lưu trữ nước ngoài, đặc biệt là các văn phạm bản quy phạm pháp luật của chính quyền thuộc địa Pháp, tác giả Nguyễn Thụy Phương đã biên soạn cuốn sách “Giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa”, được Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2023 trên khổ sách 16x24cm.
Với 164 trang sách, tác giả phân tích một cách hệ thống về giáo dục Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung thời thuộc địa, từ đó rút ra những thành tựu và hạn chế của nền giáo dục thời kỳ này.
Hai thuật ngữ “Huyền thoại Đỏ” và “Huyền thoại Đen” được tác giả mượn lại từ sử gia Marc Ferro trong cuốn sách “Lịch sử các nền thuộc địa”, với hàm ý nhận định về di sản giáo dục của chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương, thể hiện 2 quan điểm đánh giá di sản giáo dục mà người Pháp đã để lại cho Việt Nam. Một quan điểm tô hồng ca tụng và một quan điểm chỉ trích phê phán. Hai quan điểm này đều được phát ngôn bởi cả hai phía người thống trị - nhà cầm quyền và người bị trị - và thụ hưởng văn hóa Pháp. Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng là một ca đặc biệt trong đế chế Pháp.
Cuối thế kỷ 19, chế độ khoa bảng Nho giáo mất dần vị trí độc tôn vì khả năng kém thích nghi trước thời cuộc. Người Pháp đã biết cách đặt thuộc tính văn hóa Việt này vào hệ thống giáo dục thuộc địa tại Đông Dương vốn được coi là một hệ thống đầy đủ và kiện toàn nhất trong tất cả các xứ thuộc địa Pháp.
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, Thư viện tỉnh Hưng Yên trân trọng kính mời độc giả đón đọc!.