Đô thị cổ Việt Nam
Đô thị cổ Việt Nam. - H. : Khoa học Xã hội, 2020. - 430tr. ; 20cm
Nhà xuất bản: Khoa học Xã hội
Khổ sách, số trang: 14 x 20cm ; 430 trang
Số ĐKCB: PM.053830, TC.004545, DC.002606
Công trình “Đô thị cổ Việt Nam” khảo tả và giới thiệu 13 đô thị cổ ra đời và phát triển trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ III đến thế kỷ thứ XIX ở Việt Nam, bao gồm: Phố Hiến, Hội An, Cổ Loa, Lạng Sơn, Vân Đồn, Hà Nội, Hoa Lư, Liên Lâu. Trong các đô thị cổ được lựa chọn này, có đô thị đã xuất hiện từ rất sớm, nay đã bị mai một chỉ còn tồn tại như một xóm nhỏ. Có đô thị đã bị mai một hoàn toàn chỉ còn để lại một vài dấu tích trên mặt hoặc trong lòng đất. Nhưng cũng có đô thị tồn tại và liên tục phát triển cho đến ngày nay và trở thành đô thị hiện đại.
Ngoài phần nghiên cứu, đánh giá tổng quát thì mỗi chuyên đề đều khảo sát về một đô thị nhằm mục tiêu chung là nghiên cứu quá trình đô thị hóa, sự phát triển về kinh tế văn hóa, xã hội, bao gồm cả phong tục, tập quán, lối sống của thị dân có liên quan tới sự phát triển kinh tế hàng hóa và sự ra đời của mầm mống tư bản chủ nghĩa Việt Nam. Tất cả đều góp phần tìm hiểu không chỉ lịch sử xã hội Việt Nam mà còn cả lịch sử xã hội cổ truyền của khu vực Đông Nam Á.
“Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến
Những tên gọi khác nữa của nơi này là: Chợ Hiến (Hiến thị), dinh Hiến (Hiến doanh), hoặc có khi còn ghép lại: chợ dinh Hiến (Hiến doanh thị)…
_Trích đoạn_
Thư viện tỉnh Hưng Yên trân trọng giới thiệu!