Chữ Nôm - Nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến
Chữ Nôm - Nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến / Đào Duy Anh. - H. : Nxb. Hà Nội, 2020. - 226tr. ; 21cm
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà xuất bản: Hà Nội
Khổ sách: 14 x 21cm ; 226 trang
Số ĐKCB: PM.051633,PM.051634,TC.004129
Cuốn sách “Chữ Nôm - Nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến” của tác giả Đào Duy Anh được biên soạn nhằm giúp cho các bạn đọc làm công tác nghiên cứu khoa học xã hội có điều kiện bước đầu để tự mình nghiên cứu chữ Nôm và khai thác kho tàng sách Nôm hiện có.
Nội dung cuốn sách đề cập cụ thể về nguồn gốc, phương pháp, sự diễn biến của chữ Nôm, cách đọc chữ Nôm và nêu lên một số thí dụ tương đối khó đọc. Bên cạnh đó, tác giả còn thêm một chương Phụ lục nghiên cứu chữ Nôm Tày để đối chiếu với chữ Nôm. Sách gồm 5 chương:
Chương I: Dấu vết xưa nhất của chữ Nôm, tấm bia đời Lý Cao Tông: Chứng tích xưa nhất của chữ Nôm; bốn bài phú Nôm thời Trần và bản giải âm Khóa hư lục của Tuệ Tĩnh.
Chương II: Vấn đề nguồn gốc chữ Nôm: Chữ Nôm có từ bao giờ? Chữ Hán - Việt là gì?
Chương III: Phương pháp cấu thành của chữ Nôm: Hệ thống âm và vần của tiếng Việt; phép hội ý, phép giả tá, phép hình thanh.
Chương IV: Sự diễn biến của chữ Nôm: Nhìn qua mỗi giai đoạn và đưa ra nhận xét chung.
Chương V: Cách đọc chữ Nôm: Kinh nghiệm đọc chữ Nôm; thí dụ đọc chữ Nôm thông qua các phần trích