► THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN MỞ PHỤC VỤ BẠN ĐỌC TỪ THỨ 2 ĐẾN CHỦ NHẬT HÀNG TUẦN

Gặp lại những nữ Anh hùng Lao động trên công trường đại thủy nông Bắc Hưng Hải

Đăng ngày 12/06/2018
Lượt xem: 1677
100%
Có những người trở thành anh hùng khi cầm súng đấu tranh, nhưng cũng có những người là anh hùng khi trên tay chỉ có cuốc, xẻng và sức lao động của mình. Người nữ anh hùng mà chúng tôi có dịp gặp gỡ chính là một Anh hùng Lao động, người đã dành cả thanh xuân với sức trẻ “bẻ gãy sừng trâu” của mình để lao động xây dựng quê hương, đất nước
 
* Anh hùng Lao động Vũ Thị Tỵ sinh năm 1937 ở thôn Triều Dương, xã Hải Triều (Tiên Lữ). Căn nhà nhỏ mái ngói rêu cũ in màu thời gian của gia đình bà nằm yên bình giữa xóm làng, trước ngõ, cây nhãn già đơm hoa chiu chít trên đầu cành. Khi chúng tôi đến, bà Tỵ như bao bà mẹ nông thôn khác, vừa tất bật với những đứa cháu, vừa tranh thủ dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị cho bữa cơm chiều. 
A
Anh hùng Lao động Vũ Thị Tỵ  trong cuộc sống đời thường
Bà xúc động và hào hứng kể cho chúng tôi nghe về một thời tuổi trẻ sôi nổi trên đại công trường Bắc Hưng Hải và không quên tự hào với những lần được gặp Bác Hồ, được Bác động viên, khen ngợi. Nắm đôi bàn tay to, thô ráp và nhăn nheo vì tuổi tác của người nữ anh hùng, chúng tôi thật không ngờ, người phụ nữ thôn quê hiền hậu này đã từng làm công việc nặng nhọc hơn cả nam giới, là đội trưởng đội thủy lợi địa phương, người khởi xướng nhiều sáng kiến lao động, đưa mùa màng bội thu về với đồng đất quê hương. Khi còn là cô gái trẻ đôi mươi, nếu nhiều người trẻ hôm nay vẫn còn sống trong bao bọc của bố mẹ, vẫn thảnh thơi với nhiều mơ mộng thì cô gái thôn quê đôi mươi ấy liên tục 7 năm là chiến sĩ thi đua toàn quốc, 8 năm được bầu là kiện tướng.
 
Dấu mốc đầu tiên là vào năm 1961, bà Tỵ cùng thanh niên trai tráng trong vùng đứng trong đội thủy lợi mang tên "Đội tên lửa"- đây là đội lao động gồm 25 người lao động giỏi nhất địa phương lúc ấy. Bà kể, vùng đồng đất quê tôi khi ấy vụ nào cũng thất bát vì khi thì hạn hán, lúc lại ngập úng kéo dài, nghe lời Bác dạy, nhân dân đồng lòng, góp sức để "Nghiêng đồng đổ nước ra sông", "Đào đắp kênh mương dẫn nước tưới tiêu, đắp đê phòng lụt"...
 
Sức trẻ của người nữ anh hùng bắt đầu được thử sức. Bắt tay vào làm thủy lợi nội đồng, ai cũng hăng hái, thanh niên trai tráng khỏe mạnh một ngày cũng chỉ xong một định mức (một định mức bằng 1,5 đến 1,7m đất) là giỏi lắm. Cô thôn nữ Vũ Thị Tỵ lại khiến mọi người vô cùng bất ngờ khi một ngày có thể làm tới 4 định mức. Đêm đêm, bà còn thắp đèn chai lên, tiếp tục lao động khiến người dân ai ai cũng nể phục.
 
Bà nhớ lại, thời điểm đó đời sống kinh tế còn khó khăn, nhiều người đi làm nhưng bụng đói, không còn sức mà đào đất. Với quyết tâm hoàn thành sớm công việc, quyết tâm vì một mùa mới bội thu, bà xin bố mẹ cho vay thóc gạo, nuôi anh em lao động trong đội, vượt qua lúc khó khăn. Sự hăng hái của bà đã lan tỏa không chỉ trong gia đình mà còn như một mồi lửa thổi bùng lên ý chí của mọi người dân địa phương, kêu gọi sức cống hiến của từng trái tim, khối óc. Từ trong lao động, bà đã sáng kiến ra chiếc mai xúc đất hai lưỡi, chế tạo ra xe goòng… để xúc và chở đất được nhiều hơn, nâng cao năng suất lao động. Cùng với nhiều sáng kiến trong lao động, cô thôn nữ ấy đã góp công sức không nhỏ giúp đồng đất quê hương xanh tươi, đem no ấm đến cho mọi nhà.
 
Tháng 1.1967, bà vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, đi dự Đại hội Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc tại Hà Nội. "Tôi được vinh dự là 1 trong số 30 người được vào phủ Chủ tịch gặp Bác Hồ. Tôi được nghe Bác kể chuyện, Bác động viên, khuyến khích chúng tôi phát huy sức trẻ, vượt khó khăn, góp sức mình cho quê hương", anh hùng Vũ Thị Tỵ xúc động kể.
 
Mở cho chúng tôi xem những kỷ vật trong lần đi dự Đại hội được gặp Bác Hồ ngày ấy, bà không giấu niềm tự hào. Tấm ảnh Bác chụp chung với toàn thể đại biểu dự Đại hội, cuốn sách về Bác được Đại hội tặng, Huy hiệu Bác Hồ... Tất cả đều là kỷ vật thiêng liêng và là tài sản vô giá với bà. Đối với nữ Anh hùng Lao động Vũ Thị Tỵ, một món quà vô giá khác đồng hành cùng bà suốt những tháng ngày lao động miệt mài và cho đến tận hôm nay khi đã mắt mờ, chân chậm chính là 3 lần được gặp Bác Hồ. “Lời của Bác như vẫn vang vọng bên tai tôi rằng: Lao động là vinh quang! Đó như ngọn đuốc không bao giờ tắt, chỉ dẫn để tôi phấn đấu trong lao động, cống hiến, góp sức cho quê hương”, bà tâm sự.
 
Đặc biệt, trong cuộc trò chuyện với người nữ anh hùng chất phác ấy, hình ảnh Bác Hồ luôn hiện lên trang trọng, thiêng liêng như một phần cuộc sống của bà. Từ một cô thôn nữ bình thường của vùng quê lam lũ trở thành anh hùng trong lao động, bà đã trưởng thành từ chính những lời răn dạy của Bác, từ chính tình yêu với quê hương mình. Đưa chúng tôi ra mảnh vườn nhỏ xanh tươi, tay bà đã run run khi cầm cuốc, những nhát cuốc không còn sức trẻ thuở nào, vậy mà nụ cười hiền hậu vẫn tươi nở trên môi, thật giống với bức ảnh ngày nào khi bà còn là cô thôn nữ vác chiếc mai đào đất làm thủy lợi trên đồng. Đã lâu lắm bà không đi ra được đến cánh đồng làng Triều Dương quê mình vì sức khỏe suy yếu, nhưng bà biết rằng mỗi mùa qua đi, dân làng thêm khấm khá, ruộng đồng vụ nối vụ được tưới tiêu điều hòa, và độ này, chắc hẳn lúa đang xanh tươi vào thì con gái…
 
* Ngày 1.10.1958, công trình Đại thủy nông Bắc - Hưng- Hải khởi công tại cống Xuân Quan (Văn Giang), gồm hệ thống kênh, đập, trạm bơm, đê điều nhằm phục vụ việc tưới tiêu và thoát úng cho một vùng tứ giác nước được giới hạn bởi sông Hồng ở phía Tây, sông Đuống ở phía Bắc, sông Thái Bình ở phía Đông và sông Luộc ở phía Nam.
 
Đây là công trình có quy mô lớn nhất miền Bắc lúc đó. Từ cống Xuân Quan xuyên qua hệ thống Bắc - Hưng - Hải, thời điểm đó tỉnh Hưng Yên đã giăng một mạng lưới thủy lợi khổng lồ mang nguồn nước mát và trị úng cho cả vùng đồng bằng rộng lớn, xóa đi cảnh “mười năm chín hạn” mà một thời kỳ người ta ví nước đối với nhân dân Hưng Yên quý hơn thuốc đối với người bệnh. T
 
rong hàng vạn người làm nên đại công trình ấy, hình ảnh, tinh thần của một cô gái luôn được nhắc đến mỗi khi nói về Đại công trường thủy nông Bắc – Hưng – Hải, đó là Anh hùng Lao động – kiện tướng thủy lợi Phạm Thị Vách.
b
Anh hùng Lao động Phạm Thị Vách (người đứng bên trái)
Trên hành trình xây dựng công trình đại thủy nông Bắc – Hưng - Hải, từ phong trào thủy lợi của tỉnh Hưng Yên, Anh hùng Lao động – kiện tướng thủy lợi Phạm Thị Vách, người có 22 lần được vinh dự gặp Bác Hồ, được tự tay Bác trao tặng Huy hiệu đã trở thành biểu tượng trong lòng của nhiều thế hệ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về tinh thần thi đua yêu nước, luôn truyền cảm hứng hăng say trong công tác, lao động, sản xuất...
 
Vẫn dáng người nhỏ nhắn nhưng nhanh nhẹn, gần 80 tuổi, bà nhớ lại thuở mình mười tám, đôi mươi khi công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải bắt đầu... Xã Hùng Cường, nơi bà sinh ra và lớn lên là vùng đất thuộc bãi giữa sông Hồng, quanh năm sống chung với hạn và úng. Vì vậy, người dân Hùng Cường đã hăng hái góp công, góp sức xây dựng trên Đại công trường thủy nông Bắc - Hưng - Hải. Cả xã Hùng Cường chia thành các nhóm làm theo đợt trong thời gian quy định. Riêng bà Vách, lúc đó là đội phó đội thủy lợi xã thì ở suốt trên công trường, hết đợt này đến đợt khác…
 
Bà Vách nhớ lại, không khí lao động trên công trường thật sôi động, hăng hái, nhất là khí thế thi đua giữa các đội. Các đội động viên nhau làm thêm giờ, bất kể ngày đêm, nên năng suất đều vượt chỉ tiêu trên giao. 
 
Năm 1960, Đảng bộ xã Hùng Cường phát động đắp đê bối để ngăn nước sông Hồng xung quanh xã. Nhiều người bi quan cho là đê to còn vỡ huống chi đê bối. Nhưng bà Vách không nghĩ thế mà tin là làm được. Bà vận động đội du kích, đoàn thanh niên xung phong làm trước. Sau đó được toàn dân hưởng ứng và kết quả là đê bối đắp được.
 
Năm 1961, xã phát động làm thủy lợi, bà lại bàn với tiểu đội dân quân thành lập đội “tên lửa” lập thành tích nhảy vọt. Tinh thần gương mẫu của nữ anh hùng lao động đã làm đầu tàu cho phong trào thủy lợi ở xã Hùng Cường.
 
Năm 1960, trong rất nhiều người là kiện tướng thủy lợi thì bà là người dẫn đầu đạt năng suất cao nhất tỉnh. Trong phong trào thủy lợi, Phạm Thị Vách được bầu là Chiến sỹ thi đua, hai lần được tặng Huy hiệu của Bác Hồ, vinh dự được tuyên dương là kiện tướng trên công trường Bắc - Hưng - Hải, Anh hùng Lao động và được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động…
 
PV
Nguồn: http://baohungyen.vn

Tin liên quan

Hội thảo: Xây dựng, củng cố, phát triển hệ thống thư viện, tủ sách góp phần xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh Hưng Yên(28/12/2024})

Tuyên truyền kỷ niệm 95 năm thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên của tỉnh (1929 - 2024) và 80 năm Thành lập An toàn khu Bãi Sậy (1944 - 2024)(28/12/2024})

Tổ chức Tuần Văn hóa, Thể thao, Du lịch Hưng Yên năm 2024(28/12/2024})

Hưng Yên đạt 4 giải tại Cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc” toàn quốc(28/12/2024})

Tuyên truyền Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng - Người đoàn viên thanh niên Cộng sản đầu tiên (20/10/1914 - 20/10/2024)(28/12/2024})

Hưởng ứng Tuần lễ học tập suốt đời năm 2024(28/12/2024})

Trưng bày, giới thiệu sách báo tại Hội nghị Văn hóa tỉnh Hưng Yên năm 2024(28/12/2024})

Tổng kết và trao giải vòng sơ khảo Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 tại tỉnh Hưng Yên(28/12/2024})

Liên hoan Giai điệu tuổi hồng và Thiếu nhi kể chuyện tỉnh Hưng Yên hè năm 2024(28/12/2024})

Tổ chức Chương trình "Hè vui đọc sách" năm 2024(28/12/2024})

Trường THCS Quang Hưng tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024(28/12/2024})

Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024(28/12/2024})

Đồng chí Nguyễn Lương Bằng với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc(28/12/2024})

Hội nghị nói chuyện chuyên đề "Văn hóa đọc cho thanh thiếu niên, học sinh trong thời đại công nghệ số"(28/12/2024})

Khai mạc Hội báo Xuân Giáp Thìn tỉnh Hưng Yên năm 2024(28/12/2024})

Trưng bày sách báo, tài liệu mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn 2024(28/12/2024})

Hội nghị Tập huấn, chuyển giao phần mềm VietBiblio tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên(28/12/2024})

Tổ chức chương trình “Em vui đọc sách”(28/12/2024})

Khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023(28/12/2024})

Tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện(28/12/2024})

Tin mới

Thư mục toàn văn chuyên đề "Một số tướng lĩnh tiêu biểu người Hưng Yên"(26/12/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí tuần 02 tháng 12 năm 2024(23/12/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí tuần 3 tháng 12 năm 2024(23/12/2024)

Giới thiệu sách chuyên đề kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024)(20/12/2024)

Giới thiệu sách chuyên đề kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (01/01/1914 - 01/01/2024)(16/12/2024)

Giới thiệu sách kỷ niệm 300 năm ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác(11/12/2024)

Hội thảo: Xây dựng, củng cố, phát triển hệ thống thư viện, tủ sách góp phần xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh Hưng Yên(10/12/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí tuần 01 tháng 12 năm 2024(09/12/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí tuần 5 tháng 11 năm 2024(02/12/2024)

Thư mục bài trích báo, tạp chí tuần 4 tháng 11 năm 2024(25/11/2024)

17 °C
Đánh giá của bạn về Trang thông tin điện tử Thư viện tỉnh Hưng Yên
5 người đã bình chọn
người đang online