► CHÀO MỪNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC VIỆT NAM LẦN THỨ BA NĂM 2024                  ► THƯ MỤC BÀI TRÍCH BÁO, TẠP CHÍ TUẦN 3 THÁNG 4 NĂM 2024                  ► TỪ NGÀY 01/01/2024, THƯ VIỆN TỈNH MỞ CỬA PHỤC VỤ TỪ THỨ HAI ĐẾN CHỦ NHẬT HÀNG TUẦN                 
Giới thiệu sách nhân kỷ niệm 74 năm thành lập ngành Văn hóa(28/8/1945 - 28/8/2019)
          Việt Nam là quốc gia gồm nhiều dân tộc, đa dạng và giàu bản sắc văn hóa. Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng ngàn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc. Do đặc điểm vị trí địa lý khá đặc biệt nên Việt Nam có điều kiện giao lưu với các nước trên thế giới, từ đó có cơ hội tiếp nhận ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác nhau. Trong quá trình hội nhập và giao lưu văn hóa, chúng ta đã tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa tiên tiến của thế giới, làm phong phú hơn cho nền văn hóa Việt Nam.

Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, nhiều luồng văn hóa phản động, đồi trụy, nhiều ấn phẩm văn hóa độc hại, lai căng, xa lạ với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc cũng theo đó du nhập vào nước ta, ảnh hưởng xấu đến lối sống của một bộ phận nhân dân. Văn hóa dân gian cũng như văn hóa truyền thống đang bị xâm hại, có những nét văn hóa đang từng ngày bị mai một…Vì vậy, việc bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa quan trọng, bởi văn hóa Việt Nam là sức mạnh của dân tộc Việt Nam.

Nhân dịp kỷ niệm 74 năm ngày thành lập ngành Văn hóa, Thư viện tỉnh Hưng Yên xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc một số cuốn sách hay viết về văn hóa truyền thống Việt Nam.

 


Phong tục là những nghi thức đã ăn sâu, bén rễ vào đời sống sinh hoạt của cộng đồng. “Việt Nam phong tục” của học giả Phan Kế Bính là cuốn sách biên khảo khá đầy đủ, súc tích về các phong tục tập quán, từ phong tục liên quan đến gia tộc, phong tục gắn liền với làng xóm đến phong tục tiêu biểu cho xã hội. Bên cạnh việc miêu tả ngắn gọn mà đầy đủ về những phong tục, Phan Kế Bính còn đưa ra những lời nhận định nghiêm túc, có ý hướng đến canh tân hủ tục, giữ gìn và duy trì phần mỹ tục quốc túy.

 


 

Có thể nói, lễ hội truyền thống là hoạt động mang tính cộng đồng sâu sắc, đó là đỉnh cao của sự hòa hợp, đoàn kết vì một ước nguyện chung cho sự phồn vinh của quê hương đất nước. Chính vì vậy mà lễ hội truyền thống bao giờ cũng có sức thu hút, mời gọi kỳ lạ đối với nhiều người, nhiều lớp người, nhiều lứa tuổi khác nhau. Cuốn sách “60 lễ hội truyền thống Việt Nam” của tác giả Thạch Phương và Lê Trung Vũ do Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 2015 đã miêu tả khá toàn diện, có hệ thống về 60 lễ hội truyền thống tiêu biểu ở các địa phương, của các dân tộc trên mọi miền tổ quốc. Nội dung cuốn sách được chia làm 3 phần:

Phần 1 - Miêu tả lễ hội của người Việt và lễ hội của các dân tộc thiểu số. Các lễ hội trong năm được sắp xếp theo trình tự thời gian (âm lịch). Riêng lễ hội của các dân tộc thiểu số do đặc điểm riêng nên xếp theo mùa (mùa theo thời tiết và mùa theo chu kỳ sản xuất).

Phần 2 - Bao gồm các câu ca hội hè thường được trình diễn trong các lễ hội. Phần 3 - Miêu tả các trò diễn, trò chơi, cuộc thi tài trong các lễ hội.


 

Ẩm thực truyền thống là một nét đẹp không thể thiếu đối với người Việt Nam, ẩm thực không chỉ là nét văn hóa về vật chất mà còn là văn hóa truyền thống về tinh thần. Cuốn sách “Khám phá ẩm thực truyền thống Việt Nam” của Giáo sư Ngô Đức Thịnh (Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian) là công trình nghiên cứu về ẩm thực Việt Nam dưới một góc nhìn rất riêng, rất mới lạ: Tiếp cận ẩm thực dưới góc độ văn hóa chứ không phải từ góc độ kĩ thuật nấu nướng món ăn. Để có cái nhìn toàn diện tác giả đã dày công nghiên cứu bếp ăn của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam và rút ra những đặc trưng thú vị về văn hóa ẩm thực, cách sử dụng gia vị của từng miền; đồng thời phân tích giá trị dinh dưỡng của thức ăn đối với việc bồi bổ cơ thể, trị bệnh, phòng bệnh, cách chọn lựa loại thực phẩm phù hợp với cơ thể trong từng mùa khác nhau…

 


Cuốn sách “Văn hóa - cội nguồn của sức mạnh Việt Nam” do Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin ấn hành năm 2011 là tập hợp hơn 90 bài viết của tác giả Lê Tiến Dũng đã được đăng tải trên báo chí, góp phần vào việc tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, đường lối về văn hóa, văn nghệ của Đảng tới các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt, tác giả còn phân tích rõ vấn đề phát triển văn hóa chính là nền tảng tinh thần của xã hội. Nội dung cuốn sách được chia làm 2 phần:

Phần I - Nhận thức đường lối phát triển văn hóa, văn nghệ của Đảng trong thời kỳ mới.

Phần II - Xem xét một số vấn đề trong thực tiễn đời sống văn hóa xã hội hiện nay.


    

“Từ điển văn hóa, phong tục cổ truyền Việt Nam” của tác giả Nguyễn Như Ý và Chu Huy được Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 2011 là cuốn sách chuyên về khảo cứu và miêu tả một cách ngắn gọn hơn 2.000 mục từ phản ánh các phạm trù, các khái niệm, các sự vật, hiện tượng gắn liền với hoạt động sản xuất vật chất và tinh thần của con người Việt Nam trong tiến trình hình thành và phát triển. Cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo tin cậy dành cho giáo viên, học sinh, sinh viên cũng như những ai muốn tìm hiểu văn hóa và con người Việt Nam xưa.

Trân trọng giới thiệu với bạn đọc!

 

                                                              Phòng công tác bạn đọc

In trang Quay lại Lên trên
Các tin khác
- Giới thiệu bộ sách “Tổng tập văn hóa dân gian sưu tầm ở Hưng Yên” (24/02/2023)
- Giới thiệu cuốn sách: "Một chiến dịch ở Bắc Kỳ" (18/06/2022)
- Giới thiệu sách "Hưng Yên - Biên niên những sự kiện lịch sử" (05/04/2022)
- Giới thiệu sách "Tục lệ Hưng Yên - tập 1,2" (15/12/2021)
- Giới thiệu sách “Danh nhân Hưng Yên” (08/12/2021)
- Bảy bước tới mùa hè(20/12/2017)
- 21 bí mật của những nhà diễn thuyết tài ba nhất lịch sử(20/12/2017)
- Phố Hiến(20/12/2017)
- Việt Nam quốc hiệu và cường vực Hoàng Sa - Trường Sa(20/12/2017)
- Thế cục quỷ cốc tử(20/12/2017)
THÔNG BÁO
Thông báo các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024
Thông báo lịch phục vụ bạn đọc năm 2024
Thông báo lịch phục vụ bạn đọc năm 2024
Cấp thẻ miễn lệ phí trong Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023
NỘI QUY THƯ VIỆN
Nội quy thư viện
Quy định mượn - đọc sách
Hành vi vi phạm và mức phạt
DANH MỤC
Cấp thẻ thư viện
Lịch phục vụ bạn đọc
LƯỢT TRUY CẬP
Đang online: 77
Hôm nay 116
Tháng này: 285,910
Tất cả: 2,932,623

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN
Cơ quan chủ quản: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hưng Yên
Cơ quan quản lý trực tiếp: Thư viện tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: số 4, đường Bạch Đằng, phường Minh Khai, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
Giấy phép số: 24/GP-TTĐT của Sở Thông tin và Truyền thông, ngày 26  tháng 3  năm 2018
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Đào Văn Quyến, Giám đốc Thư viện tỉnh
Hòm thư điện tử: thuvientinh@hungyen.gov.vn.  Điện thoại: 0221 3 869 388