► KẾT QUẢ TỔ CHỨC CUỘC THI "ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC NĂM 2024" TỈNH HƯNG YÊN                  ► TỪ NGÀY 01/01/2024, THƯ VIỆN TỈNH MỞ CỬA PHỤC VỤ TỪ THỨ HAI ĐẾN CHỦ NHẬT HÀNG TUẦN                 
Giới thiệu sách kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2022)

Chiến tranh đã lùi xa, hơn 40 năm sau ngày đất nước thống nhất ở mọi miền quê đâu đâu cũng trở mình với cuộc hồi sinh kì vĩ của cả dân tộc. Đất nước đã thanh bình, lịch sử đã sang trang mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Trên những chặng đường cách mạng, những chặng đường kháng chiến của đất nước đã gắn liền với biết bao chiến tích anh hùng, biết bao hy sinh mất mát của nhân dân. Máu đào của các anh hùng liệt sĩ vẫn luôn đỏ thắm, sự mất mát của các thương binh, bệnh binh, của thân nhân liệt sĩ, những người ảnh hưởng di chứng chiến tranh vẫn chưa thể nguôi ngoai. Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nhắc nhở: “Ăn quả phải nhớ người trồng cây. Trong cuộc tưng bừng vui vẻ hôm nay, chúng ta phải nhớ đến những anh hùng, liệt sĩ của Đảng ta, của dân ta... Máu đào của các liệt sĩ đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói . Sự hy sinh dũng cảm của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết trái tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn liệt sỹ.

         Nhân kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2022), Thư viện tỉnh Hưng Yên xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách viết về thương binh, liệt sĩ.

         Cuốn sách “Bác Hồ với thương binh – liệt sĩ”do nhà xuất bản Quân đội Nhân dân phát hành năm 2001. Sách dày 213 trang, khổ 13 x 19 cm được ra mắt nhân dịp kỷ niệm 54 năm ngày Thương binh, liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2001).

Cuốn sách gồm hai phần

Phần thứ nhất: Giới thiệu, tập hợp những lời nói, bài viết, thư từ, trích dẫn và hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh với thương binh, liệt sĩ. Đó là tất cả những tình cảm mà Bác dành cho những con người xả thân vì nước, không tiếc máu xương bảo vệ Tổ quốc. Những bức thư Bác gửi các chiến sĩ Nam bộ, thư Bác gửi các chiến sĩ cảm tử quân Thủ đô, thư gửi Hội mẹ chiến sĩ Liên khu IV, hay thư khen ngợi các chiến sĩ bị thương và sự tận tâm của các y sĩ, cứu thương…

Phần thứ hai: Giới thiệu hồi ức của một số thương binh và gia đình liệt sĩ đã có vinh dự được gặp Bác, được sống trong tình thương yêu vô bờ của Bác.

Cuốn sách là tư liệu giúp người đọc tìm hiểu có hệ thống về tư tưởng, tình cảm và những việc làm đầy ân nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh với thương binh và gia đình liệt sĩ, đồng thời nói lên những tình cảm và lòng biết ơn vô hạn của thương binh và gia đình liệt sĩ đối với Người. Cuốn sách là món quà vô giá không chỉ dành cho những thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng mà còn chất chứa bao tình cảm dành cho tất cả những ai đã và sẽ đọc cuốn sách này. Mỗi lời Bác nói, mỗi bức thư Bác gửi đều trìu mến, như làn gió mát xoa dịu nỗi đau, mất mát do chiến tranh để lại.

 

Bộ sách “Ký ức người lính” được Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông ấn hành năm 2012.

Với nội dung tập hợp ký ức của những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vĩ đại, được thể hiện trên nhiều phương diện, góc nhìn. Các bài viết là những câu chuyện người thật, việc thật, không giới hạn thể loại, có kèm theo ảnh và tranh minh họa. Mỗi tập sách của bộ “Ký ức người lính” giúp bạn đọc và các thế hệ hiểu sâu hơn về lịch sử, giá trị của nền độc lập, hòa bình của nước Việt Nam hôm nay. Thông qua các tập sách, bạn đọc sẽ thấy được hình ảnh những cán bộ, chiến sĩ thuộc nhiều quân chủng, binh chủng trên các chiến trường: Bình Trị Thiên - Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Tây Nguyên, Nam bộ, đường Hồ Chí Minh huyền thoại, Đoàn tàu không số trên biển, chiến dịch “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, Chiến tranh Biên giới phía Bắc, Chiến trường K khốc liệt với không ít đau thương

Bộ sách đã ghi lại một cách chân thực và sống động về chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến tranh của Việt Nam để lại cho muôn đời sau. Bộ sách cũng mang lại cho người đọc một kho tàng tư liệu đồ sộ về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của Việt Nam, từng con người gắn liền với lịch sử. Đồng thời bộ sách đã truyền lửa cho thế hệ sau, tiếp nối chủ nghĩa anh hùng cách mạng, viết tiếp trang sử vàng của dân tộc Việt Nam.

 
 
 

Cuốn sách “Những người con sắt đá, kiên trung của Miền Nam anh hùng” do Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân ấn hành năm 2015.

 

Cuốn sách chứa đựng những câu chuyện có thật, ẩn chứa trong từng trang sách là những cung bậc cảm xúc khác nhau về những con người bình dị mà ngời sáng đức hy sinh. Với tinh thần lạc quan chiến đấu, không tiếc máu xương, họ là những minh chứng cho tinh thần và sức mạnh chiến đấu của quân, dân miền Nam. Xuất thân từ nhiều gia đình, nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưng họ có chung một tình yêu với dân tộc, với Tổ quốc, cùng cả nước quyết đồng lòng chống giặc: Những cô gái, chàng trai ở lứa tuổi đôi mươi đang tràn đầy nhiệt huyết; là hình ảnh người thanh niên Nguyễn Văn Bảy – người con xứ Lai Vung, Đồng Tháp, ông tham gia cách mạng năm 17 tuổi, học văn hóa 7 ngày xong 7 lớp, được tổ chức cho điều khiển chiếc Mig – 21 và tiêu diệt 7 máy bay địch. Bên cạnh đó, hình ảnh những người bà, người má đã hy sinh thầm lặng, là hậu phương vững chắc giúp các chiến sĩ giữ vững tay súng, không nao núng trước kẻ thù. Những người mẹ ấy bao năm nuôi giấu, che chở cho cán bộ hoạt động bí mật, xem như những đứa con trong gia đình, nhưng đối với kẻ thù thì bình tĩnh, không hề khiếp sợ.

 

Đọc tác phẩm “Những người con sắt đá, kiên trung của Miền Nam anh hùng” sẽ giúp các thế hệ đi sau hiểu rõ hơn một thời oanh liệt của thế hệ đi trước, những ngày miền Nam ngập tràn khói lửa, sức tàn phá của bom đạn chiến tranh, để từ đó thế hệ trẻ hôm nay biết trân trọng nền hoà bình và ra sức giữ vững nền hoà bình, độc lập ấy.

 
 
 

Cuốn sách “Mãi mãi tuổi hai mươi” của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc do nhà thơ Đặng Vương Hưng sưu tầm và giới thiệu. Sách được nhà xuất bản Thanh niên ấn hành năm 2005, gồm 295 trang, sau khi xuất bản, đã được đông đảo bạn đọc đón nhận, chia sẻ.

 

Cuốn nhật ký được bắt đầu từ ngày 2/10/1971 (thời gian đầu của cuộc đời quân ngũ) và kết thúc ngày 24/5/1972 (trước khi hành quân vào tuyến lửa). Với cái nhìn đa chiều về cuộc sống, về đời, về những con người, về tình yêu đôi lứa gắn liền với tình yêu dân tộc. Trên hết, đó là lý tưởng cách mạng của tác giả nói riêng và thế hệ thanh niên Việt Nam nói chung trong những năm tháng đó. Khoảnh khắc thời gian ngắn ngủi chưa đầy một năm nhưng đã cho chúng ta thấy thế giới tâm tư phong phú của người lính, thấy được tâm hồn, ước mơ, khát vọng về cuộc đời. Đồng thời, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn, khát khao lý tưởng của cả một thế hệ đã sống và chiến đấu hết mình cho Tổ quốc thân yêu.

 

Đọc cuốn sách “Mãi mãi tuổi hai mươi độc giả biết thêm một con người, một cuộc đời, một thế hệ đã từng sống chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng hoài bão cách mạng. Tuổi trẻ chúng ta hôm nay được sống trong một đất nước độc lập tự do, nền độc lập tự do được đánh đổi không ít máu xương của các thế hệ cha anh đi trước. Vì vậy, chúng ta phải biết quý trọng hơn cuộc sống mình đang có và hãy đóng góp phần mình viết tiếp những dòng mới, những dòng vui tươi của dân tộc như lời nhắn gửi mong ước của thế hệ cha anh, đã sống và chiến đấu hết mình cho Tổ quốc thân yêu.

 

Cuốn sách “Huyền thoại người mẹ Việt Nam anh hùng” dày 293 trang in trên khổ 13 x19cm, được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm 2006.

Nội dung sách khắc họa chân dung những Bà mẹ Việt Nam tiêu biểu nhất trong lịch sử dân tộc từ xa xưa cho tới hiện nay.

“Chồng chết trận rồi đến lượt con

Mẹ già cặm cụi, sống chon von

Tôi nhìn mẹ, tưởng Bà Trưng hiện

Bà mẹ nghìn năm của nước non.”

Chân dung của các mẹ được thể hiện với những nét sinh hoạt đời thường gắn bó với cộng đồng dân tộc, nhưng cũng luôn hết sức, hết lòng vì sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Cuốn sách đã nhấn mạnh, làm nổi bật những công lao, những thành tích to lớn, sự chịu đựng khó khăn, gian khổ và cả những mất mát đau thương mà các mẹ phải gánh chịu vì độc lập và phồn vinh của đất nước. Cuốn sách là món quà trân trọng kính tặng các mẹ Việt Nam anh hùng.

Mời quý vị và các bạn tìm đọc những cuốn sách trên tại Thư viện tỉnh Hưng Yên để hiểu rõ hơn về những hy sinh cống hiến của thế hệ đi trước, những con người đã không tiếc tuổi xuân để có cuộc sống tươi đẹp ngày hôm nay và thấu hiểu hơn đạo lý "Uống nước nhớ nguồn - Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc Việt Nam.

Ngoài những cuốn sách trên Thư viện tỉnh Hưng Yên còn rất nhiều cuốn sách hay khác viết về truyền thống "Uống nước nhớ nguồn - Đền ơn đáp nghĩa" cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Trân trọng mời quý vị tìm đọc.

 

Đỗ Thị Minh Ngọc

In trang Quay lại Lên trên
Các tin khác
- Giới thiệu sách chuyên đề kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2024) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945-02/9/2024) (20/08/2024)
- Giá trị soi đường và sức lan tỏa từ những cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng  (30/07/2024)
- Giới thiệu sách kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024)  (30/07/2024)
- Giới thiệu sách chuyên đề Kỷ niệm 23 năm ngày Gia đình Việt Nam (28/06/2001 - 28/06/2024) (01/07/2024)
- Giới thiệu sách chuyên đề Hưởng ứng tháng hành động phòng, chống ma túy và ngày toàn dân phòng, chống ma túy năm 2024 (11/06/2024)
- Giới thiệu sách chuyên đề kỉ niệm 21 năm ngày Gia đình Việt Nam 28/6(27/06/2022)
- Giới thiệu sách chuyên đề hưởng ứng "Tháng hành động phòng chống ma túy" và "Ngày toàn dân phòng chống ma túy" ngày 26/62022(24/06/2022)
- Giới thiệu sách chuyên đề nhân kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890-19/05/2022)(19/05/2022)
- Giới thiệu sách chuyên đề kỉ niệm 68 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2022)(04/05/2022)
- Giới thiệu sách chuyên đề kỉ niệm 47 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022)(27/04/2022)
THÔNG BÁO
Thông báo kết quả vòng sơ khảo Cuộc thi "Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024" tỉnh Hưng Yên
Kế hoạch tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Hưng Yên năm 2024
Thông báo các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024
Thông báo lịch phục vụ bạn đọc năm 2024
NỘI QUY THƯ VIỆN
Nội quy thư viện
Quy định mượn - đọc sách
Hành vi vi phạm và mức phạt
DANH MỤC
Cấp thẻ thư viện
Lịch phục vụ bạn đọc
LƯỢT TRUY CẬP
Đang online: 267
Hôm nay 28
Tháng này: 292,295
Tất cả: 3,943,984

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN
Cơ quan chủ quản: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hưng Yên
Cơ quan quản lý trực tiếp: Thư viện tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: số 4, đường Bạch Đằng, phường Minh Khai, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
Giấy phép số: 24/GP-TTĐT của Sở Thông tin và Truyền thông, ngày 26  tháng 3  năm 2018
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Đào Văn Quyến, Giám đốc Thư viện tỉnh
Hòm thư điện tử: thuvientinh@hungyen.gov.vn.  Điện thoại: 0221 3 869 388