► CHÀO MỪNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC VIỆT NAM LẦN THỨ BA NĂM 2024                  ► THƯ MỤC BÀI TRÍCH BÁO, TẠP CHÍ TUẦN 02 THÁNG 4 NĂM 2024                  ► TỪ NGÀY 01/01/2024, THƯ VIỆN TỈNH MỞ CỬA PHỤC VỤ TỪ THỨ HAI ĐẾN CHỦ NHẬT HÀNG TUẦN                 
Lê Văn Lương (1912 - 1995)

Lê Văn Lương tên thật là Nguyễn Công Miều, sinh ngày 28/3/1912 trong một gia đình nho học ở làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang. Gia đình ông có 9 anh em, ông đứng thứ 5. Anh em ông đều thành danh, có thể kể đến như nhà văn Nguyễn Công Hoan, nổi tiếng trong giới văn chương; Nguyễn Công Mỹ, nguyên Tổng Giám đốc Nha Bình dân học vụ; Nguyễn Công Bồng, nguyên Phó Tổng giám đốc Nha Công an; Nguyễn Công Bông, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang.

Ông sớm giác ngộ cách mạng, năm 1927, khi mới 15 tuổi, đang học trường Bưởi, ông đã được kết nạp vào tổ chức của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội, tham gia hoạt động xây dựng cơ sở cách mạng ở một số tỉnh Bắc Kỳ, đặc biệt là các mỏ than vùng Hồng Quảng. Tháng 6/1929, ông gia nhập nhóm Đông Dương Cộng sản Đảng. Cuối năm 1929, thực hiện chủ trương “vô sản hóa” nhằm đẩy mạnh việc tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin trong phong trào công nhân, ông được cử vào Sài Gòn hoạt động. Ngày 23/3/1931, ông trực tiếp chỉ đạo cuộc đấu tranh của hơn 400 công nhân hãng dầu Socony Nhà Bè, chống bọn tư sản bóc lột và chính quyền thực dân, bị thực dân Pháp bắt giam ở khám lớn Sài Gòn rồi bị chúng kết án tử hình. Sau do phong trào đấu tranh của các lực lượng tiến bộ buộc thực dân Pháp giảm xuống án chung thân, đày đi Côn Đảo. Trong tù, ông tiếp tục tham gia Ban chấp hành Đảng bộ nhà tù, cùng các đảng viên trung kiên lãnh đạo tù nhân đấu tranh chống lại chế độ nhà tù hà khắc của thực dân Pháp, biến nhà tù thành trường học của những người cách mạng.

Cách mạng tháng Tám thành công, ông được đón về Nam Bộ. Tháng 10/1945, ông được cử làm ủy viên dự khuyết Xứ ủy Nam Bộ. Tháng 1/1946, Lê Văn Lương ra Bắc giúp Tổng Bí thư Trường Chinh chỉ đạo báo Sự thật và Nhà xuất bản Sự thật. Sau ngày toàn quốc kháng chiến (tháng 12/1946), ông được cử làm Bí thư Văn phòng Thường vụ Trung ương và được chỉ định làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, rồi Trưởng Ban tổ chức Trung ương, Bí thư Trung ương Đảng. Hoà bình lập lại, ông làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Từ năm 1956 đến năm 1986 ông liên tục giữ các chức: Bí thư khu Tả ngạn, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hà Nội. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ II, III, IV, V ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng, là ủy viên Bộ Chính trị các khoá II, IV và Ban Bí thư khoá III. Ông còn là đại biểu Quốc hội khoá VI và VII. Năm 1986, do tuổi cao, sức yếu, Bộ Chính trị phân công ông tham gia tổng kết công tác xây dựng Đảng và công tác cán bộ.

Là người cộng sản kiên trung thuộc thế hệ lớp đầu của Đảng, Lê Văn Lương đã có nhiều công lao to lớn với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Cuộc đời ông là một tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, về khí tiết của người cộng sản: trung thành, tận tụy, cần kiệm, liêm chính, khiêm tốn, giản dị và trung thực. Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng và nhiều Huân chương cao quý khác.

Ông mất ngày 25/4/1995, hưởng thọ 84 tuổi. Giáo sư Vũ Khiêu đã viết đôi câu đối trước di ảnh ông:

15 tuổi lên đường chính khí vươn cao trời biển rộng

70 năm cùng Đảng, công huân rực sáng cổ thu soi

Ghi nhớ công lao của người cộng sản tiền bối, năm 2003, tỉnh Hưng Yên đã xây dựng nhà tưởng niệm Lê Văn Lương tại quê hương Xuân Cầu. Năm 2012, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông, tại Hưng Yên, ngày 22/3/2012, Tỉnh ủy Hưng Yên, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Hội thảo: “Đồng chí Lê Văn Lương với cách mạng Việt Nam và quê hương Hưng Yên”.

Theo cuốn "Danh nhân Hưng Yên"

 
In trang Quay lại Lên trên
Các tin khác
- Đồng chí Tô Hiệu với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam (04/03/2024)
- Nguyễn Thiện Kế (1849 - 1937) (15/06/2022)
- Nhạc sĩ Mai Văn Chung (1914 - 1984) (15/06/2022)
- Đồng chí Lê Văn Lương với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc (21/03/2022)
- Tô Hiệu (1912 - 1944) (05/03/2022)
- Phạm Huy Thông (1916-1988)(26/11/2021)
- Nhà văn Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939)(18/10/2021)
- Đền thờ Bà Hoàng Thị Loan - Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Vân Nội (Hưng Yên)(01/12/2020)
- Dấu ấn chuyến đi sứ sang nhà Thanh của Tiến sĩ Đặng Văn Khải(02/03/2020)
- Hoàng Hoa Thám, bậc thầy về chiến tranh du kích chưa từng qua một trường lớp quân sự nào(17/07/2019)
THÔNG BÁO
Thông báo các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024  
Thông báo lịch phục vụ bạn đọc năm 2024
Thông báo lịch phục vụ bạn đọc năm 2024
Cấp thẻ miễn lệ phí trong Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023
NỘI QUY THƯ VIỆN
Nội quy thư viện
Quy định mượn - đọc sách
Hành vi vi phạm và mức phạt
DANH MỤC
Cấp thẻ thư viện
Lịch phục vụ bạn đọc
LƯỢT TRUY CẬP
Đang online: 46
Hôm nay 273
Tháng này: 280,215
Tất cả: 2,926,928

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN
Cơ quan chủ quản: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hưng Yên
Cơ quan quản lý trực tiếp: Thư viện tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: số 4, đường Bạch Đằng, phường Minh Khai, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
Giấy phép số: 24/GP-TTĐT của Sở Thông tin và Truyền thông, ngày 26  tháng 3  năm 2018
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Đào Văn Quyến, Giám đốc Thư viện tỉnh
Hòm thư điện tử: thuvientinh@hungyen.gov.vn.  Điện thoại: 0221 3 869 388