► CHÀO MỪNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC VIỆT NAM LẦN THỨ BA NĂM 2024                  ► THƯ MỤC BÀI TRÍCH BÁO, TẠP CHÍ TUẦN 3 THÁNG 4 NĂM 2024                  ► TỪ NGÀY 01/01/2024, THƯ VIỆN TỈNH MỞ CỬA PHỤC VỤ TỪ THỨ HAI ĐẾN CHỦ NHẬT HÀNG TUẦN                 
Thư viện huyện Ân Thi “giữ chân” độc giả

Trong khi nhiều thư viện, tủ sách cơ sở trong tình trạng sách nằm phủ bụi vì thưa vắng độc giả thì tại Thư viện huyện Ân Thi luôn có nhiều người ra vào tìm mượn sách để đọc, tài liệu để nghiên cứu. Tuy không có nhiều lợi thế về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị phục vụ bạn đọc nhưng Thư viện huyện Ân Thi lại có cách làm riêng để thu hút độc giả. 

 
Thư viện huyện Ân Thi, điểm sáng trong phát triển văn hóa đọc

Nằm trong Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện, Thư viện huyện Ân Thi có cơ sở vật chất khá khiêm tốn chỉ là một phòng rộng khoảng 70m2 để phục vụ nhu cầu mượn sách và đọc sách tại chỗ của độc giả. Trang thiết bị phục vụ hoạt động thư viện còn sơ sài là vậy nhưng với nhiều bạn đọc, nhất là trẻ em nông thôn thì thư viện huyện là cả một kho tàng vô cùng quý giá. Theo thống kê, Thư viện huyện Ân Thi có số lượng sách trên 9 nghìn cuốn với 1 nghìn thẻ bạn đọc. Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, nhiều người cho rằng văn hóa đọc bị mai một khiến mô hình thư viện cơ sở đìu hiu vắng vẻ thì Thư viện huyện Ân Thi luôn thu hút nhiều độc giả đến đọc và mượn sách. Khi được hỏi bí quyết để “giữ chân” độc giả, thủ thư Lê Văn Đôi chia sẻ: Trung bình mỗi ngày thư viện huyện đón từ 25 đến 30 lượt bạn đọc đến mượn, trả sách. Để bạn đọc yêu mến thư viện, bí quyết rất đơn giản đó là thay vì ngồi yên vị trí người giữ sách, tôi luôn nhiệt tình tư vấn, hỗ trợ độc giả tìm kiếm nội dung thông tin, tài liệu. Mỗi khi thư viện có đợt sách mới, bạn đọc nào đến thư viện cũng được tôi giới thiệu, vì vậy đã kích thích sự tò mò tìm hiểu sách của độc giả. Ngoài ra, tôi luôn sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng các loại sách, báo, tạp chí theo từng chủ đề để độc giả dễ tìm mượn sách. Bạn đọc của thư viện huyện, phần lớn là học sinh, các em thường tranh thủ cuối buổi học đến thư viện để mượn sách vì vậy, nếu áp dụng khung giờ làm việc hành chính thì không phù hợp nên tôi đề xuất với lãnh đạo Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch, để thư viện phục vụ độc giả ngoài giờ hành chính.

Chính tinh thần, thái độ niềm nở trong công việc và làm việc với cái tâm của thủ thư Lê Văn Đôi đã giúp Thư viện huyện Ân Thi “giữ chân” được độc giả. Em Nguyễn Thùy Dương, học sinh Trường THPT Nguyễn Trung Ngạn (Ân Thi) cho biết: Ngày trước em rất ngại đọc sách nhưng có một lần em cùng bạn trong lớp đến thư viện huyện để mượn sách. Khi thấy em còn lúng túng chưa biết lựa chọn cuốn sách nào cho phù hợp với mình trong hàng nghìn cuốn sách, chú Đôi đã chủ động hỏi han để biết em muốn tìm đọc sách có nội dung gì và tư vấn giúp em tìm cuốn sách phù hợp với chủ đề, lứa tuổi. Chú Đôi rất nhiệt tình, niềm nở nên chúng em cảm thấy rất thoải mái mỗi lần đến mượn, trả sách tại thư viện. Vì thế, trong lớp em có đến 2/3 các bạn có thẻ bạn đọc tại thư viện huyện.

Để sách đến được với người đọc, Thư viện huyện Ân Thi còn thường xuyên bổ sung các loại sách, báo, truyện; phối hợp với Thư viện tỉnh để luân chuyển sách, báo giúp thư viện tạo được sức hút với độc giả. Đặc biệt, Thư viện huyện Ân Thi còn tìm tới các trường học để giới thiệu về sách, khơi gợi niềm đam mê sách với học trò. Cuốn sổ ghi bạn đọc mượn, trả sách của Thư viện huyện Ân Thi cứ ngày càng dày lên. Đó là niềm hạnh phúc của anh Đôi và những người làm công tác văn hóa trên địa bàn huyện Ân Thi. Họ vẫn luôn cần mẫn, hàng ngày, hàng giờ cố gắng nỗ lực làm tốt nhiệm vụ giữ kho tri thức để góp phần khơi gợi niềm đam mê, thói quen đọc sách, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão cho các em nhỏ vùng nông thôn.

Trong cuộc sống hối hả ngày nay, giữ được một độc giả ở lại với thư viện là một điều chẳng dễ dàng. Tuy nhiên nếu cán bộ thư viện nào cũng làm việc với cái tâm như thủ thư của Thư viện huyện Ân Thi thì chắc chắn văn hóa đọc sẽ vẫn phát triển trong thời đại công nghệ số. Thư viện huyện Ân Thi là điểm sáng trong phát triển văn hóa đọc trên địa bàn tỉnh và được nhận nhiều bằng khen của tỉnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vì có thành tích xuất sắc trong phát triển văn hóa đọc.


Vũ Huế
Nguồn Báo Hưng Yên điện tử

In trang Quay lại Lên trên
Các tin khác
- Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 (22/04/2024)
- Đồng chí Nguyễn Lương Bằng với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc (30/03/2024)
- Hội nghị nói chuyện chuyên đề "Văn hóa đọc cho thanh thiếu niên, học sinh trong thời đại công nghệ số" (04/03/2024)
- Khai mạc Hội báo Xuân Giáp Thìn tỉnh Hưng Yên năm 2024 (04/03/2024)
- Trưng bày sách báo, tài liệu mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn 2024 (06/02/2024)
- Tổ chức Lễ trao giải vòng Sơ khảo Cuộc thi "Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020" tỉnh Hưng Yên(25/07/2020)
- Luật sư Nguyễn Hữu Thọ - Nhà tri thức yêu nước vĩ đại(09/07/2020)
- Hội nghị Triển khai kế hoạch khảo sát, thống kê, số hóa tài liệu Hán - Nôm tại huyện Yên Mỹ và thị xã Mỹ Hào năm 2020(01/07/2020)
- Để Luật Thư viện đi vào cuộc sống(01/07/2020)
- Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lần thứ III, nhiệm kỳ 2020-2025(29/05/2020)
THÔNG BÁO
Thông báo các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024
Thông báo lịch phục vụ bạn đọc năm 2024
Thông báo lịch phục vụ bạn đọc năm 2024
Cấp thẻ miễn lệ phí trong Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023
NỘI QUY THƯ VIỆN
Nội quy thư viện
Quy định mượn - đọc sách
Hành vi vi phạm và mức phạt
DANH MỤC
Cấp thẻ thư viện
Lịch phục vụ bạn đọc
LƯỢT TRUY CẬP
Đang online: 68
Hôm nay 251
Tháng này: 284,604
Tất cả: 2,931,317

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN
Cơ quan chủ quản: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hưng Yên
Cơ quan quản lý trực tiếp: Thư viện tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: số 4, đường Bạch Đằng, phường Minh Khai, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
Giấy phép số: 24/GP-TTĐT của Sở Thông tin và Truyền thông, ngày 26  tháng 3  năm 2018
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Đào Văn Quyến, Giám đốc Thư viện tỉnh
Hòm thư điện tử: thuvientinh@hungyen.gov.vn.  Điện thoại: 0221 3 869 388