Thư mục bài trích báo - tạp chí Tuần 2 tháng 5 năm 2022
XÃ HỘI - CHÍNH TRỊ
01. Thành phố Hưng Yên hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội//Đại biểu nhân dân. - 2022. - Từ ngày 30 tháng 4 đến ngày 04 tháng 5. - Tr.38
Kết quả phát triển kinh tế, xã hội năm 2021 và một số phương hướng nhiệm vụ năm 2022 của thành phố Hưng Yên.
ĐC.2
02. Phạm Hà. Hưng Yên tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng//Nhân dân. - 2022. - Ngày 01 tháng 5. - Tr.6
Trong giai đoạn 2021-2030, nhu cầu sử dụng đất phục vụ cho phát triển giao thông, công nghiệp, thương mại, dịch vụ...của tỉnh Hưng Yên là rất lớn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên đã ra Chỉ thị số 15-CT/TU, ngày 08/11/2021 về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác giải phóng mặt bằng triển khai các công trình dự án trên địa bàn tỉnh nhằm huy động cả hệ thống chính trị tham gia, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo đồng thuận trong xã hội, đẩy nhanh giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
ĐC.2
03. Trường Sang. Xã An Vĩ, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên: Thu hồi đất kiểu”tiện thể” khiến người dân bức xúc?//Người cao tuổi. - 2022. - Ngày 06 tháng 5. - Tr.12
Phản ánh của bà Nguyễn Thị Thông, 63 tuổi, xã An Vĩ, huyện Khoái Châu về việc mảnh đất của gia đình bà không thuộc dự án thu hồi đất Khu dân cư xã An Vĩ vì dự án đã hoàn thành, đã bán đấu giá đất và đưa vào sử dụng từ năm 2006 nhưng đến năm 2017, chính quyền huyện Khoái Châu lại đòi thu hồi đất của gia đình bà cho khu dân cư này là không phù hợp. Dự án theo quyết định của tỉnh lại có tên gọi khác với dự án do huyện thông báo với gia đình bà. Bà Thông cho rằng, việc thu hồi đất hoàn toàn trái quy định của pháp luật. Quá trình thu hồi, huyện không giao các quyết định thu hồi, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và không chứng minh được chi tiết của dự án, chính quyền huyện thu hồi theo kiểu “tiện thể” là không đúng pháp luật.
ĐC.2
KINH TẾ
04. Nguyễn Hải Tiến. Nhọc nhằn nghề nuôi ong lấy mật//Nông thôn ngày nay. - 2022. - Từ ngày 29 tháng 4 đến ngày 05 tháng 5. - Tr.43
Nghề nuôi ong lấy mật được coi là một nghề gian nan, gặp nhiều sự rủi ro. Để làm nên những giọt mật ngọt sánh, người nuôi ong phải nhọc nhằn rong ruổi khắp nơi, đi theo những mùa hoa, trải qua bao vất vả…Chia sẻ của anh Trần Văn Nhuần ở huyện Khoái Châu, người đã làm nghề nuôi ong lấy mật từ năm 2000 đến nay, trong đó 2 năm đầu đi làm "cửu vạn" cho các chủ nuôi ong dày dạn kinh nghiệm, sau khi học lỏm được nghề, anh xin ra "ở riêng". Ban đầu để tránh mạo hiểm, thua thiệt, anh chỉ đầu tư nuôi 150-200 thùng (đàn) ong, khi có lãi anh mới nâng dần số thùng nuôi lên 500 đàn ong như hiện tại. Sản lượng thu được mỗi năm khoảng 40-50 tấn mật các loại, chủ yếu là mật nhãn, vải, keo và cà phê. Tổng giá trị sản lượng ước đạt trên dưới 2 tỷ đồng (tùy từng năm).
ĐC.426.8