► CHÀO MỪNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC VIỆT NAM LẦN THỨ BA NĂM 2024                  ► THƯ MỤC BÀI TRÍCH BÁO, TẠP CHÍ TUẦN 3 THÁNG 4 NĂM 2024                  ► TỪ NGÀY 01/01/2024, THƯ VIỆN TỈNH MỞ CỬA PHỤC VỤ TỪ THỨ HAI ĐẾN CHỦ NHẬT HÀNG TUẦN                 
Hưng Yên trước khi thành lập tỉnh (1831 về trước)

ên gọi của Hưng Yên trước khi thành lập tỉnh trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau

Trống đồng tìm thấy ở Hưng Yên

Thời Hùng Vương

(2879 - 258 trước Công nguyên), nước ta chia làm 15 bộ, Hưng Yên thuộc bộ Giao Chỉ.

Thời phong kiến phương Bắc đô hộ (207 trước Công nguyên - 939 sau Công nguyên):

  • Dưới thời nhà Tần(từ 214 - 204) trước Công nguyên, Hưng Yên thuộc Tượng quận.
  • Nhà Triệu (từ 207 - 111 trước Công nguyên) chia nước ta làm hai quận, Hưng Yên thuộc quận Giao Chỉ.
  • Thời Tây Hán  và Đông Hán(từ 111 trước Công nguyên - 40 sau Công nguyên), nhà Hán chia nước ta chia làm 9 quận, Hưng Yên thuộc quận Giao Chỉ.
  • Thời Đông Ngô (216 - 265 sau Công nguyên) nhà Ngô tách nước ta ra làm hai châu gồm Quảng Châu và Giao Châu, Hưng Yên thuộc quận Giao Châu.
  • Thời Tùy Đường(603 - 939): quận Giao Châu được chia thành 3 quận, Hưng Yên thuộc quận Giao Chỉ, đến năm 679 lại chia Giao Châu thành 12 châu, 59 huyện, Hưng Yên thuộc Vũ Bình- Giao Châu.
Một thời Phố Hiến

Trong một ngàn năm Bắc thuộc, nhân dân ta luôn luôn nung nấu chí căm thù quân xâm lược. Mùa xuân năm 40 sau Công nguyên, Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống ách thống trị của Đông Hán, tham gia đội ngũ tướng lĩnh của Hai Bà có Nguyệt Thai, Nguyệt Độ ở Khoái Châu, Lê Văn Ất ở Văn Giang, Hương Thảo ở Ân Thi, Trần Thị Mã Châu ở thị xã Hưng Yên, Trần Liễu ở Tiên Lữ đã góp phần đánh đuổi thái thú Tô Định tàn bạo, giải phóng Luy Lâu và 65 thành trì.

Khi nhà Nam Hánlăm le xâm lược nước ta, năm 938 Ngô Quyền đóng đại bản doanh tại phố Vương (Phố Giác, Tiên Lữ), tướng giỏi Phạm Bạch Hổ ở đất Đằng Châu đem một ngàn quân đến hợp binh, Phạm Bạch Hổ được cử đem quân về Đại La giết Kiều Công Tiễn.

Nhà Ngô (939- 968): Hưng Yên được gọi là Đằng Châu.

Nhà Đinh (968-980) chia nước ta ra thành 10 đạo, Hưng Yên thuộc Đằng Đạo.

Nhà Tiền Lê (980-1009): Năm 1002 nhà Lê đổi 10 đạo thành lộ, phủ và châu; Hưng Yên thuộc Đằng Châu. Năm 1005 đổi Đằng Châu ra phủ Thái Bình.

Nhà Lý(1010-1225): Năm 1010 nhà Lý đổi 10 đạo thành 24 lộ. Năm 1222 vẫn giữ 24 lộ, Hưng Yên thuộc lộ Khoái Châu gọi là Khoái Lộ.

Nhà Trần(1225-1400): Năm 1229 nhà Trần đổi 24 lộ thời Lý thành 12 lộ, Hưng Yên thuộc Khoái Lộ. Tháng 4 năm 1297, nhà Trần lại tiếp tục đổi các lộ, phủ, thành, trấn; vùng đất Hưng Yên thuộc Thiên Trường phủ lộ.

Nhà Hồ-Trầnkháng chiến chống quân Minh (1407- 1413): Tháng 6 năm 1407 nhà Minh đổi An Nam thành Giao Chỉ, lập thành 17 phủ, vùng Hưng Yên thuộc phủ Kiến Xương.

Thời kỳ đấu tranh chống nhà Minh (1414-1427): Vùng Hưng Yên vẫn thuộc phủ Kiến Xương.

Năm 1426, khi tiến quân ra Đông Đô, Lê Lợi chia nước ta làm 4 đạo, Hưng Yên thuộc Nam đạo.

Quang cảnh Phố Hiến xưa

Thời Lê sơ (1428-1527): Tháng 6/1466 (tức năm Quang Thuận thứ 7), Lê Thánh Tông chia nước ta làm 12 đạo thừa tuyên, Hưng Yên thuộc thừa tuyên Thiên Trường. Tháng 3/1469 (tức năm Quang Thuận thứ 10), năm đầu tiên nhà nước định bản đồ, Thiên Trường lại đổi là Sơn Nam quản 11 phủ, 42 huyện, phủ Khoái Châu quản 5 huyện gồm Đông Yên, Tiên Lữ, Kim Động, Phù Dung, Thiên Thi; phủ Tiên Hưng quản 4 huyện gồm Ngự Thiên, Duyên Hà, Thần Khê, Thanh Lan. Tháng 4/1490 (năm Hồng Đức thứ 21), nước ta được chia làm 13 xứ, Hưng Yên thuộc xứ Sơn Nam.

Nhà Mạc (1527-1533): Tháng 6 năm 1527, nhà Mạc (Đăng Dung) đem các lộ của Khoái Châu thuộc vào Hải Dương.

Thời Hậu Lê (Lê-Trịnh, 1533-1788): Nhà Lê lại đổi lại như cũ.

Bản đồ Hưng Yên năm 1740

Năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741) tháng giêng: Nhà Lê chia Sơn Nam thành 2 lộ Sơn Nam thượng và Sơn Nam hạ, phủ Khoái Châu thuộc lộ Sơn Nam thượng, phủ Tiên Hưng thuộc Sơn Nam hạ.

Nhà Tây Sơn (1778-1802): Hai phủ Sơn Nam thượng và Sơn Nam hạ được đổi lại làm 2 trấn Sơn Nam thượng và Sơn Nam hạ.

Nhà Nguyễn(1802-1945):

  • Năm Gia Long thứ nhất (1802) lấy 2 trấn thượng và hạ lệ thuộc vào Bắc thành (Sơn Nam thượng, hạ, Kinh Bắc, Sơn Trâu, Hải Dương là 5 nội trấn của Bắc thành).
  • Năm Minh Mạng thứ ba 1822, trấn Sơn Nam thượng đổi là trấn Sơn Nam, trấn Sơn Nam hạ đổi là trấn Nam Định.
In trang Quay lại Lên trên
Các tin khác
- Đồng chí Tô Hiệu với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam (04/03/2024)
- Nguyễn Thiện Kế (1849 - 1937) (15/06/2022)
- Nhạc sĩ Mai Văn Chung (1914 - 1984) (15/06/2022)
- Đồng chí Lê Văn Lương với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc (21/03/2022)
- Tô Hiệu (1912 - 1944) (05/03/2022)
- Về Hưng Yên thưởng thức đặc sản cá mòi(31/05/2017)
- Nhãn lồng Phố Hiến(31/05/2017)
THÔNG BÁO
Thông báo các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024
Thông báo lịch phục vụ bạn đọc năm 2024
Thông báo lịch phục vụ bạn đọc năm 2024
Cấp thẻ miễn lệ phí trong Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023
NỘI QUY THƯ VIỆN
Nội quy thư viện
Quy định mượn - đọc sách
Hành vi vi phạm và mức phạt
DANH MỤC
Cấp thẻ thư viện
Lịch phục vụ bạn đọc
LƯỢT TRUY CẬP
Đang online: 89
Hôm nay 554
Tháng này: 292,528
Tất cả: 2,939,241

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN
Cơ quan chủ quản: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hưng Yên
Cơ quan quản lý trực tiếp: Thư viện tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: số 4, đường Bạch Đằng, phường Minh Khai, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
Giấy phép số: 24/GP-TTĐT của Sở Thông tin và Truyền thông, ngày 26  tháng 3  năm 2018
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Đào Văn Quyến, Giám đốc Thư viện tỉnh
Hòm thư điện tử: thuvientinh@hungyen.gov.vn.  Điện thoại: 0221 3 869 388