► KẾT QUẢ TỔ CHỨC CUỘC THI "ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC NĂM 2024" TỈNH HƯNG YÊN                  ► TỪ NGÀY 01/01/2024, THƯ VIỆN TỈNH MỞ CỬA PHỤC VỤ TỪ THỨ HAI ĐẾN CHỦ NHẬT HÀNG TUẦN                 
Huấn địch thập điều - Thánh dụ của vua Thánh Tổ, diễn nghĩa ca của vua Dực Tông

Huấn địch thập điều - Thánh dụ của vua Thánh Tổ, diễn nghĩa ca của vua Dực Tông / Lê Hữu Mục phiên âm, dịch nghĩa, sưu giảng. - H. : Văn học, 2023. - 254tr. ; 24cm

Phiên âm, dịch nghĩa: Lê Hữu Mục

Nhà xuất bản: Văn học

Khổ sách, số trang: 16x24cm, 254 trang

Số ĐKCB: TC.005021, PM.022262, VV.005177

 

“Huấn địch thập điều” (tên đầy đủ là Thánh dụ Huấn địch thập điều) là một văn bản do vua Minh Mạng (1820-1840) ban bố vào năm 1834, về sau được vua Tự Đức (1847-1883) diễn ca bằng thơ Nôm với tên gọi Thánh huấn thập điều diễn nghĩa ca. Cả hai tài liệu này đã được Giáo sư Lê Hữu Mục biên dịch và Phủ QVK đặc trách Văn hóa Sài Gòn xuất bản năm 1971. Đến năm 2023, đã được Nhà xuất bản Văn học tái bản trên khổ 16x24cm, dày 254 trang.

Cuốn sách nhấn mạnh tầm quan trọng của tôn trọng đạo đức, quan tâm đến phát triển văn hóa và tri thức, xây dựng một xã hội công bằng và công lý, và quản lý đất nước hiệu quả. Những nguyên tắc này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình và sự phát triển bền vững cho đất nước và nhân dân. Vì tính nhân văn, răn dạy con người, không chỉ là bài học của người xưa mà hiện nay nó vẫn còn nguyên giá trị giáo dục đến mọi người.

Huấn địch thập điều, gồm 10 thiên:

1. Đôn nhân luân: Tôn trọng đạo đức nhân luân.

2. Vụ bản nghiệp: Sự chuyên cần trong nghề nghiệp.

3. Thượng tiết kiệm: Chú trọng đến sự tiết kiệm.

4. Hậu phong tục: Phong tục phải đầy đặn, không điêu bạc.

5. Huấn tử đệ: Bổ túc vai trò dạy bảo con em.

6. Sùng chính học: Coi trọng giáo dục chính trị.

7. Giới dâm thắc: Ngăn chặn hành vi gian dâm và dối trá.

8 & 9. Thận pháp thủ: Thận trọng trong thực hiện pháp luật.

10. Quảng thiện hạnh: Khuyến khích hành động lành mạnh.

Theo người biên dịch, đây có thể coi là bản hiến chương về văn hóa giáo dục thứ ba của nước ta, sau bản Nhị thập tứ huấn điều của vua Lê Thánh Tông ban bố năm 1470 và Lê triều giáo huấn điều lệ Tứ thập thất điều của vua Lê Huyền Tôn ban năm 1663.

Để nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này, Thư viện tỉnh Hưng Yên trân trọng kính mời độc giả đón đọc!.

In trang Quay lại Lên trên
Các tin khác
- Kỹ năng quản lý tài chính đầu đời cho trẻ - Kiếm tiền thông minh, tiêu tiền đúng cách - Những cách tiêu tiền thông minh: Truyện tranh: Dành cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên (08/08/2024)
- Vũ trụ kì diệu (08/08/2024)
- Playtime in English: Truyện tranh (08/08/2024)
- Kỹ năng quản lý cảm xúc dành cho bé gái - Tớ muốn giành chiến thắng (31/07/2024)
- Truyện tranh tư duy cho bé: Kiên trì = Growth mindset picture stories for kids: Diligence: Song ngữ Việt - Anh (31/07/2024)
- Bác nhắc nhở về "danh" và "lợi" (29/12/2023)
- Lịch sử chữ Quốc ngữ 1620 - 1659 (29/12/2023)
- Giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa : Huyền thoại đỏ và huyền thoại đen (29/12/2023)
- Các bậc văn nhân trong lịch sử Việt Nam (29/12/2023)
- Nhà văn Lê Lựu - Văn chương và số phận(29/12/2023)
THÔNG BÁO
Thông báo kết quả vòng sơ khảo Cuộc thi "Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024" tỉnh Hưng Yên
Kế hoạch tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Hưng Yên năm 2024
Thông báo các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024
Thông báo lịch phục vụ bạn đọc năm 2024
NỘI QUY THƯ VIỆN
Nội quy thư viện
Quy định mượn - đọc sách
Hành vi vi phạm và mức phạt
DANH MỤC
Cấp thẻ thư viện
Lịch phục vụ bạn đọc
LƯỢT TRUY CẬP
Đang online: 1813
Hôm nay 4,663
Tháng này: 296,930
Tất cả: 3,948,619

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN
Cơ quan chủ quản: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hưng Yên
Cơ quan quản lý trực tiếp: Thư viện tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: số 4, đường Bạch Đằng, phường Minh Khai, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
Giấy phép số: 24/GP-TTĐT của Sở Thông tin và Truyền thông, ngày 26  tháng 3  năm 2018
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Đào Văn Quyến, Giám đốc Thư viện tỉnh
Hòm thư điện tử: thuvientinh@hungyen.gov.vn.  Điện thoại: 0221 3 869 388